Monday, November 23, 2020

Cựu Thống Đốc New Jersey: ‘Kiện cáo của TT Trump là nỗi hổ thẹn quốc gia’

 

Cựu Thống Đốc New Jersey: ‘Kiện cáo của TT Trump là nỗi hổ thẹn quốc gia’

 

 

Nov 22, 2020 cập nhật lần cuối Nov 22, 2020

WASHINGTON, DC (NV) – Một đồng minh trung thành của Tổng Thống Donald Trump vừa tuyên bố nhóm luật sư đòi kiện kết quả bầu cử của ông Trump là “nỗi hổ thẹn quốc gia,” theo nhật báo The Washington Post.

Cựu Thống Đốc tiểu bang New Jersey, ông Chris Christie, kêu gọi đã đến lúc tổng thống phải chấm dứt trò chơi vô bổ của mình để lật ngược kết quả cuộc bầu cử, khi xuất hiện trên đài ABC sáng Chủ Nhật, 22 Tháng Mười Một.

Cựu Thống Đốc Chris Christie (phải) tuyên bố nhóm luật sư đòi kiện kết quả bầu cử của ông Trump là “nỗi hổ thẹn quốc gia.” (Hình: Drew Angerer/Getty Images)

 

 

“Ở bên ngoài hô toáng gian lận, nhưng khi vào trong phòng xử án, các luật sư đại diện cho tổng thống lại không cáo buộc gian lận và cũng không tranh luận về chuyện gian lận,” ông Christie nói.

“Ra tòa, bên kiện có bổn phận phải đưa ra bằng chứng và không có bằng chứng nào được xuất trình trong những ngày qua,” vị cựu thống đốc nhấn mạnh.

Thống Đốc Christie là một người mạnh mẽ ủng hộ Tổng Thống Trump từ năm 2016, trong cuộc bầu cử năm nay chính ông là người giúp ông Trump chuẩn bị cho các cuộc tranh luận và cũng vào bệnh viện vì COVID-19 cùng thời điểm với tổng thống.

Ông tuyên bố: “Tôi là một người ủng hộ tổng thống. Tôi đã hai lần bầu cho ông, nhưng cuộc bầu cử đã có kết quả, và chúng ta không thể nào giả vờ không nhìn thấy sự thật đang diễn ra.”

Vị cựu thống đốc tiểu bang New Jersey nhấn mạnh: “Đất nước là trên hết. Tôi là một người Cộng Hòa chân chính và yêu quý đảng của mình, xin khẳng định một lần nữa ‘Đất nước trên hết.’”

Cựu Thống Đốc Chris Christie (phải) giới thiệu Tổng Thống Trump trong một cuộc vận động tranh cử. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)

 

Cho đến nay, Tổng Thống Trump và các đồng minh đã thất bại hoặc phải rút lui khỏi hơn 30 vụ kiện liên quan đến bầu cử.

Nov 15, 2020

Biên bản từ trong các phiên tòa đều cho thấy các luật sư đại diện cho ông Trump đều lúng túng khi không đưa ra được những bằng chứng và thậm chí phải thừa nhận không có những gian lận như trong đơn kiện cáo buộc.

Có ít nhất năm luật sư đại diện đã từ chức.

Ngay cả ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của tổng thống, người lãnh đạo nỗ lực kiện về kết quả bầu cử này phải thừa nhận không có bằng chứng và cũng không có gian lận khi đối mặt với Chánh Án Matthew Brann tại Pennsylvania.

Chỉ mới hôm qua, Thứ Bảy, 21 Tháng Mười Một, tòa liên bang bác đơn kiện của ban tranh cử Tổng Thống Donald Trump đòi loại bỏ hàng triệu phiếu bầu bằng thư ở Pennsylvania và phán quyết này của Chánh Án Matthew Brann là đòn giáng mới nhất cho nỗ lực của Tổng Thống Trump lật ngược kết quả bầu cử hôm 3 Tháng Mười Một mà ông Joe Biden là người chiến thắng.

Cũng hôm Thứ Bảy, phe ông Trump lại yêu cầu tiểu bang Georgia tái kiểm phiếu bầu cử tổng thống một lần nữa, chỉ một ngày sau khi các giới chức tiểu bang công bố kết quả tái kiểm phiếu và chứng nhận kết quả cho thấy ông Joe Biden phía Dân Chủ đã chiến thắng.

Khi họp báo, Luật Sư Rudy Giuliani tố cáo bầu cử gian lận nhưng trước tòa ông thừa nhận “không có gian lận.” (Hình: Drew Angerer/Getty Images)

 


 ( Tội nghiệp, nói "dóc" đến nỗi thuốc nhuộm tóc chãy dài hai

bên má. Biết là sai nhưng vẩn phải nói vì đã bán linh hồn cho quỹ Satan, $20,000 một ngày )



Nhiều nhà lãnh đạo Cộng Hòa lên tiếng các vụ kiện của tổng thống không còn lý lẽ nữa và kêu gọi ông Trump nhận thua hoặc ít nhất mở đường để thủ tục chuyển giao quyền lực được tiến hành.

Chỉ trích việc Tổng Thống Trump mời các lãnh đạo Cộng Hòa tại Michigan đến Tòa Bạch Ốc nhằm áp lực kết quả bầu cử, ông Larry Hogan, thống đốc Maryland, một người Cộng Hòa, nói với nhà báo Jake Tapper sáng Chủ Nhật rằng: “Chúng ta vốn là quốc gia đi giám sát các cuộc bầu cử khắp thế giới. Chúng ta hãnh diện có một nền Dân Chủ mẫu mực và tiến trình bầu cử được cả thế giới tôn trọng. Nhưng bây giờ, chỉ là một nền Dân Chủ hổ thẹn. Phải đến lúc chấm dứt chuyện quá lộ liễu này.” (MPL) [kn]

Friday, November 20, 2020

USA 2020 Giải thoát

 

 

USA -2020

Giải thoát

 

Nguyễn Quang

 

 

Sa thải (Fired), thế là hắn đã bị sa thải, nói như hắn vẫn thường nói trong những năm làm chương trình truyền hình « TV hiện thực » Học việc (The Apprentice). Hắn trả lại cho chúng ta một giang sơn đất nước, mà trong bốn năm hắn cầm quyền, người ta tự hỏi liệu có còn « ánh sáng trên ngọn đồi » của những tiền bối lập quốc 1. Hôm nay khi hắn sắp sửa « cuốn xéo » sau vỏn vẹn một nhiệm kỳ, người ta có thể nhìn lại nhãn tiền bốn năm ngổn ngang liểng xiểng : về mặt định chế, thì nguyên tắc tam quyền phân lập bị nhạo báng, vị thế độc lập của tư pháp bị xúc phạm, những cơ quan trung gian bị gièm pha, nền dân chủ bị hạ thấp, thậm chí trở thành một chế độ quân chủ chuyên quyền, với triều đình lớp lang bè đảng, thủ hạ, sùng thần, gian thần đủ loại ; về mặt các giá trị, thì đồng tiền được thần thánh hoá, văn hoá nhiễu nhương, khoa học bị ruồng rẫy, tri thức trở thành hàng hoá, nhân nghĩa trở thành trò cười, lý tưởng thống nhất được biểu dương trong tiêu ngữ E Pluribus Unum (From Many, One / Muôn người như một) mà Con Ó Hoa Kỳ ngậm trong mỏ bỗng nhiên mai một. Còn lại chăng là tự do, mà những định chế hiện tồn còn gìn giữ (bằng chứng là sự chuyển giao chính quyền hiện nay), nhưng trong chúng ta, không ít người – kể cả những ai sống xa nước Mỹ – đã trải nghiệm bốn năm qua, bốn năm bị « tước đoạt nội tâm », nói như nhà điện ảnh Pierre Schoeller, « khắc khoải giữa cảm nhận thấy đó là một chế độ ô nhục và nỗi kinh hoàng khi thấy nó còn có thể biến chất xấu xa hơn nữa ».

 

 

anh

 

 

«« Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại » ?

 

Điểm lại thành bại của bốn năm nhiệm kỳ đảo điên 2016-2021, thì không thể không xét tới tính cách của nhân vật chính, Donald John Trump. Năm 2016, cũng như nhiều người trên thế giới, kẻ viết bài này đã bàng hoàng chứng kiến sự đăng quang lên ngôi vị tối cao của đương sự. Rồi cũng tự an ủi, xét cho cùng, Ronald Reagan đã từng là diễn viên điện ảnh loại B, và Jimmy Carter làm nghề trồng lạc. Nhưng rồi với chuỗi lải nhải 24 000 cái tweet (trong 4 năm), sai chính tả, với ngôn ngữ của đứa trẻ lên mười – vốn từ vựng loanh quanh mấy chữ « khủng, siêu, tuyệt vời, thiên tài » – đành phải thừa nhận rằng người cầm quyền ở cường quốc số 1 là một bạo vương Ubu với một « cái tôi » phì nộn, nói dối kinh niên (20 000 lời nói dối trong nhiệm kỳ), dốt nát và vô văn hoá cùng cực, nhưng lại tự phong mình là “ thiên tài ” trong mọi lãnh vực, kể cả những lãnh vực mà y không biết gì hết. Bạn đọc nào còn nghi ngờ, chỉ cần xem cuộc họp báo của ngài tổng : ở đây.

Vậy mà chính thị Trump, trong lễ đăng quang tháng giêng 2017, rồi những năm sau đó, trước Đại hội đồng LHQ, chẳng đã đọc những bài diễn văn khúc chiết, hoàn chỉnh về « chính sách mới » của Hoa Kỳ trên thế giới ? Chúng tôi mạn phép hoài nghi và cũng xin khen ngợi bộ sậu brain trust của ngài tổng thống. Và xin bàn thẳng vào vấn đề quan trọng hơn, là nội dung «  chính sách mới », thường được tóm gọn vào mấy chữ : Hoa Kỳ thu mình lại, đặt « nước Mỹ trên hết ». Tổng thống Trump nói gì trong bài diễn văn nhậm chức ? « Trong suốt mấy chục năm qua, chúng ta đã làm giàu cho công nghiệp ngoại quốc, làm thiệt thòi cho công nghiệp Mỹ ; đã trợ cấp cho quân đội cũng những nước khác trong khi quân đội của chúng ta nghèo đi một cách tội nghiệp ; chúng ta đã bảo vệ biên giới của nước người mà lại bỏ trồng biên giới nước ta ; đã chi tiêu hàng tỷ tỷ đô la mà lại để các cơ sở hạ tầng của nước Mỹ nát bét và rệu rã (…) Chúng ta đã làm cho những nước khác giàu có lên còn ở nước ta, sự thịnh vượng, sức mạnh và lòng tin đã biết mất nơi chân trời (…). Ngày hôm nay, chúng ta tìm lại nhau, và chúng ta quyết định, để mọi người nghe thấy rõ ở mỗi thành phố, mỗi thủ đô, mỗi địa chỉ quyền lực, rằng : kể từ hôm nay, đất nước chúng ta chỉ có một nhãn quan, đó là nước Mỹ, và chỉ nước Mỹ, trên hết. Nước Mỹ trước hết. Mọi quyết định về thương mại, về thuế khoá, về nhập cư, chính sách ngoại giao đều nhằm phục vụ cho các gia đình, cho người lao động Mỹ ». Phải nói chủ nghĩa biệt lập Mỹ không phải mới đây mới có, nó chính thức được bắt đầu từ bài diễn văn giã từ năm 1796 của George Washington, và đã được Hoa Kỳ nghiêm chỉnh thi hành từ đó cho đến năm 1917, khi tổng thống dân chủ Woodrow Wilson quyết định tham chiến trong cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Sau thất bại của Hội Quốc Liên, với mục tiêu là đảm bảo hoà bình thông qua luật pháp, chính sách biệt lập, mang tên là « Back to Normalcy », hay « America first » (nguyên văn : « Trở lại bình thường », « Nước Mỹ trên hết »), chính sách biệt lập của Hoa Kỳ sẽ kéo dài cho đến Thế chiến lần thứ hai. Sau đó, như mọi người đều biết, là Hiệp định Bretton Woods, thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và định chế sau này trở thành Ngân hàng Thế giới (WB). Tiếp theo, từ những bài học các cuộc xung đột trong thế kỷ 20, nhằm ổn định quan hệ quốc tế, người ta đã tạo ra một hệ thống đa phương dựa trên ba trụ cột : an ninh và hoà bình (LHQ), thịnh vượng (IMF và GATT, tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO), và « an sinh » (Hội đồng Nhân quyền, dựa trên nền tảng Tuyên ngôn Nhân quyền). Vẫn biết ba cột trụ ấy vận hành ngày càng trục trặc, nhưng chính « chủ nghĩa Trump » đã lật nhào nó xuống vàn năm 2017. Các bên đều có lợi, đó là nền tảng của hệ thống đa phương, từ nay Trump không hề đếm xỉa. Thay vào đó, chính quyền Hoa Kỳ – không hẳn là biệt lập chủ nghĩa – giành ưu tiên cho quyền lợi của nước Mỹ. Hậu quả mặc nhiên của sự độc hành này là vượt qua mọi ràng buộc « phù phiếm » của hệ thống đa phương – sự cần thiết của an ninh tập thể, quy tắc thương mại quốc tế, đi theo đó là các tổ chức quốc tế mà nhiệm vụ là điều hoà mậu dịch, quy định những hiệp ước không xâm lược thương mại giữa các nước đồng minh, và sau cùng là liên đới trong những đại cuộc chung về môi trường như là chống biến đổi khí hậu… « Làm cho nước Mỹ vì đại trở lại » ? Với cái giá phải trả như thế nào cho tất cả những ai không là người Mỹ ?

Chính người Mỹ cũng đã được nếm mùi trong chính sách ngoại giao, lãnh vực độc quyền của « ngoại giao bằng (nút bấm) like » sâu chuỗi thả giàn, khi mà công dân Mỹ cũng như quan chức các bộ (kể cả Bộ ngoại giao) được phổ biến trực tiếp qua mạng Twitter hay YouTube những quyết định ngoại giao của Tổng thống, thí dụ thừa nhận chủ quyền của Israel trên cao nguyên Golan, hay là tăng biểu quan thuế đối trên hàng hoá Trung Quốc. Nhưng nếu phải nói tới trang sử ô nhục nhất – theo cách nói của Tổng thống Roosevelt – thì phải kể tới việc Trump bán đứng người Kurd trong một cú điện thoại với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, bỏ rơi những người Kurd ở Syria mà trong bao nhiêu năm người Mỹ đã sử dụng làm trợ lực trong cuộc chiến tranh chống Daech.

Trước những chỉ trích gay gắt không chỉ đến từ những đồng minh Âu Châu, mà còn từ nước Nga của Putin, từ Lầu Năm Góc và Đảng Cộng hoà, « thiên tài » địa ốc trả lời bằng cách trưng ra những cái like trên tài khoản Twitter, chứng tỏ chính sách của mình là hoàn toàn đúng đắn. Khác nào tay hề vua Ubu trong vở kịch của Alfred Jarry ?

 

c1

Để tôi thắng, chớ không sẽ cho nổ tung mà coi ! (Libératiion, 6.11.2020)

 

« Tên Trump là cái tên gì ? » 

 

Tôi chắc rằng khi báo đài công bố những kết quả kiểm phiếu đầu tiên của cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, những người chống Trump đã cảm thấy rùng mình : « làn sóng xanh » phiếu bầu cho Đảng Dân chủ chẳng thấy đâu, mà ngược lại là một « làn sóng đỏ » báo hiệu thắng lợi của Đảng cộng hoà ở các tiểu bang, như một tái bản của ác mộng 2016. Không đi đâu mà vội : đó chỉ là một ảo giác quang học phái sinh từ phương thức kiểm phiếu, người ta bắt đầu bằng những phiếu bầu đúng ngày 3.11 tại các phòng bỏ phiếu, rồi mới kiểm những thùng phiếu bỏ từ những ngày trước, cuối cùng là những phiếu bầu gửi qua bưu điện. Theo truyền thống bầu cử ở Mỹ, bỏ phiếu trước và bỏ phiếu qua bưu điện là phương thức ưa chuộng của cử tri dân chủ, vì những lý do xã hội học dễ hiểu (hiển nhiên nhất : ngày bầu cử là một ngày trong tuần, tức là ngày người ta đi làm). Không kể hiệu ứng do bệnh dịch covid-19 khiến nhiều cử tri ngại tới phòng phiếu (phải xếp hàng nhiều giờ), hiện tượng « đỏ chuyển sang xanh » này là một hiện tượng quen thuộc trong bầu cử ở Mỹ, mà người ta thường gọi bằng hai cụm từ « red mirage » (ảo ảnh màu đỏ) và « blue shift » (chuyển màu xanh), liên hệ tới hiện tượng vật lý thiên văn học chuyển màu quang phổ, bằng chứng của thuyết « Big Bang » vế sự hình thành của vũ trụ. Nói tóm lại, tuy còn một số phiếu bầu chưa kiểm xong, nhưng ngay bây giờ, có thể nói rằng kết quả gần như chắc chắc là : với số cử tri tham gia bầu cử lên tới 66,5  % tổng số cử tri, Joe Biden giành được 279 đại cử tri và 77 triệu phiếu, còn Donald Trump được 217 đại cử tri và 72 triệu phiếu, cách biệt giữa hai ứng viên là 62 đại cử tri và 5 triệu phiếu (3,33 % tổng số phiếu). Nói khác đi, nếu đối thủ của ông không giở trò gì vào giờ chót (theo đúng quy định của luật pháp, cũng chẳng còn trò gì), thì Joe Biden được bầu làm tổng thống thứ 46 của Hiệp chúng quốc Mỹ.

Đại để các viện thăm dò ý kiến không sai lầm về kết quả cuộc bầu cử cũng như trong sự phân bố thắng bại của hai đảng ở các bang : nói chung, Đảng Cộng hoà đã giữ vững hai thành trì là bang Texas và bang Florida, Đảng Dân chủ hàn gắn lại được « bức tường xanh » vùng Đại Hồ mà họ đã mất phiếu năm 2016. Có điều là họ đã đánh giá thấp hiện tượng Trump : sự gia tăng tổng số cử tri bỏ phiếu đã chia đều theo tỉ số của hai đảng, Trump chỉ thua 3,33 % phiếu bầu, một con số bình thường trong một cuộc bầu cử dân chủ, trong khi người ta chờ đợi một khoảng cách lớn hơn sau nhiệm kỳ bốn năm đầy biến động với bao nhiêu vụ bê bối bị phanh phui, rồi vụ truất phế, rồi nạn đại dịch (không đươc xử lý, với con số tử vong 233 000 người, gấp 4 lần số tử vong của lính Mỹ ở Việt Nam !). Bị chỉ trích, các viện thăm dò giải thích bằng « lá phiếu hổ thẹn » (« shy vote »), khi người được thăm dò trả lời không đúng, hoặc nói còn đang do dự, hoặc không chịu trả lời tuy đã quyết định chọn ai rồi : đó là trường hợp những người « latinos » (gốc Châu Mỹ Latin) mà số phiếu bầu đã làm nghiêng cán cân về phía Trump ở Florida, trong khi người ra chờ đợi ở họ một sự liên đối với những người đồng hương bị Trump luôn miệng phỉ nhổ ; hay là những cử tri dư giả / có bằng cấp nhưng không dám phô trương xu hướng dân tuý của mình ra ; hoặc một chủng loại mới : những « hắc thủ (hackers) nói ngược », cố ý nói ngược để « phá chơi chế độ »… Tóm lại, vấn đề Trump đặt ra cho những viện thăm dò là nó chứa đựng nhiều « ẩn số chưa biết » hơn là những « ẩn số đã biết », mỗi lần có bầu cử là họ lại phải đi săn lùng « cử tri Trumpist » ở bên ngoài Đảng Cộng hoà, vẫn được gọi là GOP (Đảng lớn kỳ cựu) do chính Lincoln sáng lập. Có lẽ chẳng bao lâu nữa, người ta sẽ không phải đi săn ở ngoài rìa GOP nữa : từ năm 2020 này trở đi, « chủ nghĩa Trump » sẽ tồn tại như một lực lượng chính trị – có người đã gọi nó là « chủ nghĩa quốc gia – dân tuý ».

Từ khi Trump nhảy vô chính trường, tỉ số dân chúng ủng hộ Trump tỏ ra hết sức ổn định, ở một mức cao, khoảng 40 %. Từ 2016 đến nay, tỉ số ấy không hề giảm đi, bất luận nổ ra chuyện gì, dù là những chuyện bê bối trong đời tư, những sự nhập nhèm tiền nong, những trò ma giáo trốn thuế, những vụ tiết lộ qua sách báo 2, về những khiếm khuyết về đạo đức hay thiểu năng trí tuệ… Mọi sự đều trôi tuột đi như nước đổ đầu vịt, càng khiến cho đương sự dương dương tự đắc, chắc mẩm mình làm gì đi nữa cũng sẽ được miễn tố. Có lần, đang diễn thuyết, Trump đã chỉ tay về phía đám đông và dõng dạc : « Ngay bây giờ, tại đây, tôi có thể bắn vào bất cứ ai mà tôi vẫn không bị hề hấn gì ». Người ta theo Trump không như đi theo một chính khách, mà là đi theo một thiên sứ chính trị, đến mức không thể không đặt ra câu hỏi : « Trump là tên gọi của cái gì ? ». Câu trả lời khả dĩ, rất thuyết phục, là : « Của một nước Mỹ Tuyệt Vọng » trong những năm 2000, nói như hai nhà kinh tế học của Trường đại học Princeton, Anne Case và Angus Deaton 3. Năm 1976, trong luận văn nổi tiếng, Emmanuel Todd đã tiên đoán sự sụp đổ của Liên Xô, dựa trên một biến số dân số học duy nhất là tỉ lệ tử vong trẻ em. Gần 40 năm sau, cũng theo hướng đó, năm 2015, Case và Deaton đã cho thấy số tử vong của những người « da trắng không phải gốc Hispanic » lứa tuổi 45-54 đã tăng lên từ đầu thế kỷ vì những nguyên nhân sau : tự tử, uống rượu quá độ, sử dụng ma tuý và thuốc men quá liều lượng… Đến mức nó đã tác động tới tuổi thọ trung bình của toàn dân Mỹ : tuổi thọ khựng lại (thay vì tăng) từ năm 2010, rồi giảm xuống trong thời gian 2014-2017. Mà trong thời gian đó, cụ thể là năm 2016, Hoa Kỳ đứng đầu các nước phương Tây về tăng trưởng và chỉ số nhân dụng (công ăn việc làm). Còn phải làm rõ thêm mối quan hệ nhân quả với sự thắng cử năm 2016 của D. Trump – bỏ phiếu vì phẫn nộ và thách thức các « tầng lớp tinh hoa » (xin đọc tóm tắt nghiên cứu của Case & Deaton – chú thích (3) – và cập nhật hoá với hậu quả của đại dịch Covid-19).

Những người Mỹ « tuyệt vọng » 4 của những năm 2000 có được hưởng chút lợi lộc nào trong nhiệm kỳ vừa qua của Donald Trump ? Không có gì chắc chắn. Từ thập niên 80, kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm, thu nhập bình quân hàng năm tính theo đầu người ở mức 1,4 %. Nhưng nó được phân bố không bình đẳng : thu nhập của 50 % (người nghèo nhất) hầu như không tăng lên chút nào. Trong 4 năm nhiệm kỳ, cải cách quan trọng nhất là cuộc cải cách năm 2018, giảm thuế liên bang đánh lên lợi tức của các công ti từ 35 % xuống 21 % ; nhân gấp đôi ngưỡng miễn thuế kế thừa gia tài ; giảm thêm 20 % cho các loại thu nhập không phải là lương tháng, tức là đặc biệt cho người giàu, tới mức là, như nhà kinh tế Gabriel Zucman đã chỉ rõ, một nhà tỉ phú phố Wall phải trả thuế (về tỉ số) ít hơn một thầy giáo. Một cuộc cải cách theo đúng chủ nghĩa « tân tự do » nghiêng về phía người giàu. Tóm lại, bảo rằng Trump bảo vệ những giai cấp nghèo kém, thì như người Mỹ thường nói : « b… s… » (có thể dịch sang tiếng Việt bằng hai chữ ĐM).

Nói rộng hơn, ta có thể đánh giá thành bại về kinh tế của Donald Trump như thế nào ? “ Từ nay chúng ta có một nền kinh tế phồn thịnh nhất thế giới », năm 2018 Trump đã khoe khoang như vậy với những người ủng hộ. Đúng là nền kinh tế Mỹ đã khấm khá hơn sau mấy thập niên : tỉ số thất nghiệp xuống tới mức 3,5 %, tăng trưởng đạt 2,3 %. Nhưng dám giành trọn công lao về phía mình, Trump đã (cố tình) phủ nhận công trạng của người tiền nhiệm (Obama, đối tượng tấn công thường trực của Trump) : chu kỳ tăng trưởng đã bắt đầu từ 10 năm về trước, tỉ số thất nghiệp đã giảm đi đều đặn từ 2010… Thực ra, tác động của chính sách kinh tế và cuộc cải cách thuế khoá năm 2018 nói chung được đánh giá là khoảng 1 % tăng trưởng, và giảm tỉ số thất nghiệp khoảng 0,5 %, với cái giá phải trả là bùng nổ nợ công (cuối năm 2019 lên tới 23.201 tỷ $, so với 19.977 tỷ cuối năm 2016), nay đã vượt mức 100 % GDP. Kế hoạch mỗi năm giảm 1 % chi tiêu của liên bang (trừ ngân sách quốc phòng và y tế) rốt cuộc đã bị dẹp đi. Nhà kinh tế trưởng của Natixis AM đã kín đáo nhận xét : « Chính sách kinh tế bành trướng [của chính quyền Trump] không nhất thiết là chính sách nên thi hành nếu căn cứ vào những nguyên lý kinh tế cơ bản », và ta có thể thêm : «  vả lại, đại dịch covid-19 nổ ra đã quét sạch những cuộc tranh cãi ».

 

 

c2
Ta bắt tay vào việc nhé ! (Libétation 9.11.2020)

 

Khi chúng tôi viết những dòng này, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, tổng thống thất cử không những vẫn không chịu công khai thừa nhận thất bại, mà còn tìm đủ cách lươn lẹo ngăn chận quá trình chuyển tiếp dân chủ. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ta biết bản ngã vị kỷ bệnh hoạn của nhân vật này, nhất là mối quan hệ tâm bệnh của y đối với thực tại. Chỉ cần nhớ lại buổi lễ nhậm chức tổng thống tháng giêng 2017. Số người tụ tập dự lễ ở khu Mall thủ đô Washington DC nhiều chỗ thưa thớt, phát ngôn viên của Trump đã cãi bướng bằng cách tung ra cụm từ « dữ kiện thay thế » (alternative facts) nay đã trở thành thông dụng. Còn Trump, khi thấy mình đã thắng phiếu đại cử tri nhưng thua Hillary Clinton tới 2,5 triệu phiếu cử tri toàn quốc, đã la toáng lên là có gian lận, ra lệnh thành lập một uỷ ban điều tra khu biệt, do phó tổng thống Mike Pence chủ trì (bốn năm sau, uỷ ban này vẫn im hơi lặng tiếng). Có lẽ, dù có bị sa thải ra khỏi Nhà Trắng, cho đến chết, Trump vẫn rêu rao là mình thắng cử. Nhưng chủ nghĩa Trump còn đó. Những sự hỗn độn mà nhiệm kỳ Trump để lại, không chắc gì tân tống thống Joe Biden dọn dẹp cho xong trước năm 2024 5, và lúc đó, rất có thể sẽ xuất hiện một phiên bản clone từ hàng ngũ của GOP, hay từ chính bộ tộc Trump không chừng !

Nguyễn Quang

Sunday, November 15, 2020

Nữ Tiến sĩ đề xuất "dùng lu chống ngập" là ai?

 

Nữ Tiến sĩ đề xuất "dùng lu chống ngập" là ai?

Hoàng Nam đăng lúc 13/07/2019 07:17 | CHUYỆN TUẦN NÀYEmailIn bài viếtPhó giáo sư - tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân đề xuất sáng kiến nên trang bị lu nước cho người dân để phòng chống tình trạng ngập úng khiến cả hội trường bật cười.

 

 

Giám đốc Sở Tài chính Phan Thị Thắng làm Phó chủ tịch HĐND TP HCMBí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam kiêm thêm chức Chủ tịch HĐNDCần Thơ tiếp nhận phản ánh của người dân qua đường dây nóng

nu tien si de xuat dung lu chong ngap la ai

Phó giáo sư - tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân đề xuất tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP. HCM khóa IX.

Tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP. HCM khóa IX vào chiều ngày 12/7, Phó giáo sư - tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM - đã bất ngờ đưa ra lời đề xuất với UBND TP.HCM về sáng kiến trang bị lu nước để chống ngập khiến cả hội trường xôn xao.

 

Cụ thể, tại phiên thảo luận về chống ngập, bà Xuân đề xuất sáng kiến nên trang bị lu nước cho người dân để phòng chống tình trạng này.

 

Nữ PGS.TS cho rằng, người dân ở nông thôn thường trang bị các lu nước rất to để mỗi lần mưa xuống là hứng nước mưa, vừa tích trữ được nước sinh hoạt vừa giảm lượng nước trôi ra ngoài gây ngập úng.

 




VIDEO: NỮ TIẾN SĨ PHAN THỊ HỒNG XUÂN ĐỀ XUẤT LU NƯỚC CHỐNG NGẬP

 



Theo bà Xuân, đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. “Có thể trang bị cho người dân mỗi nhà một cái lu nước to để chứa nước mưa. Đây cũng là một giải pháp chống ngập bên cạnh các công trình chống ngập khác”, bà Xuân nhấn mạnh. Sau đề xuất của bà Xuân, hội trường vang lên nhiều tiếng xôn xao và cả những tiếng cười.

Monday, November 9, 2020

Hoàng đế hạ bệ

 

 

Hoàng đế hạ bệ

 

Nguyễn Tài Ngọc

 

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

 

 

 

 

 

 

         Ba ngày sau khi bầu cử, nước Mỹ có một Tổng Thống mới,  Joe Biden. Đánh bại Tổng Thống đương nhiệm không phải là chuyện dễ làm vì nó chỉ xẩy ra bốn lần trong lịch sử Hoa Kỳ. Biden là người thứ năm.

 

         Thế nhưng Biden trầy da tróc vẩy. Trái ngược với dự đoán, cuộc bầu cử Tổng Thống năm nay làm các cơ quan truyền thông và hầu hết mọi người đều bị "shock" vì đa số tất cả thăm dò dân ý đoán Biden sẽ thắng Trump xa.

 

         Kết quả hóa ra sai trầm trọng. Đêm bầu cử đa số mọi người đã sắp sửa hát bài "Here you come again" của Dolly Parton tặng ăn mừng chiến thắng cho Trump: Trump chẳng những không thua ở những tiểu bang mình thắng vào năm 2016, mà ở những tiểu bang then chốt nhiều electoral votes như Ohio, Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, North Carolina, số phiếu bầu cho Trump tăng theo thời gian về khuya chứ không giảm. Rõ ràng là Trump trên đường thắng  ngược một lần nữa như 2016.

 

         Từ xưa đến nay, người Mỹ có thể bầu bằng hai phương cách: đến nơi bỏ phiếu đúng vào ngày bầu cử, hay bỏ phiếu bằng thư trước ngày bầu cử.  Năm nay vì cơn đại dịch coronavirus, tất cả tiểu bang gửi phiếu bầu đến tất cả mọi người, khuyến khích dân chúng ở nhà, bầu bằng phương tiện gửi thơ.

 

         Donald Trump không tín nhiệm phiếu bầu bằng gửi thư nên liên tiếp trong những lần vận động tranh cử, khuyến khích người theo mình đừng bầu bằng thư mà nên đến thùng phiếu bầu vào đúng ngày bầu cử.

 

         Thật ra, Trump còn tweet dân nên bầu hai lần: một lần ở nhà gửi thư, và lần  thứ hai đến ngày đi bầu thì ra nơi bỏ phiếu bầu một lần nữa. Bầu hai lần chẳng những luật pháp cấm cản mà còn là trọng tội -chứ không phải khinh tội-, và còn có thể đi tù.

 

         Chính vì lý do này mà trong tweet của Trump ngày 12 Tháng 9 dưới đây, Twitter cảnh cáo với mọi người là tweet của Trump không đúng sự thật khuyên mọi người bầu hai lần: 

 

 

 

         Khi đếm phiếu, người ta đếm phiếu dân bầu đích thân vào ngày bầu cử trước, phiếu khiếm diện đếm sau. Dân Chủ ở nhà bỏ phiếu bằng thư, Cộng Hòa nghe lời Trump đến ngày đi bầu mới đến nơi bầu cử bỏ phiếu.  Vì thế mà tối ngày bầu cử, đa số phiếu đếm trước là của Cộng Hòa. Đó là lý do tại sao kiểm phiếu cho thấy số người bầu Trump vượt xa hơn Biden ở những tiểu bang không theo hẳn một phe nào nhất định.  

 

         Tối hôm bầu cử, tôi đi ngủ sớm nghĩ rằng Biden sẽ thua nhưng sáng ngủ dậy thì thấy số phiếu đếm ở Michigan, Wisconsin tối hôm trước Trump dẫn đầu thì sáng đổi lại, Biden là người đằng trước. Ngày thứ hai sau ngày bầu cử cho thấy cứ mỗi một giờ, Biden lại càng rút số phiếu khác biệt thua Trump hẹp dần ở Pennsylvania và Georgia, và cuối cùng sáng ngày thứ ba, tức là Thứ Sáu 06-Nov, Biden đổi ngược thế cờ, hơn Trump ở hai tiểu bang này.

 

         Nếu tình trạng phiếu đếm kết quả giữ như bây giờ. Biden sẽ thắng với 306 electoral votes, Trump thua với 232 electoral votes. Con số này là trùng hợp ngẫu nhiên nhưng có lẽ mang nụ cười hê hả "trả thù" cho những người Dân Chủ vì vào năm 2016, Clinton thua với số electoral votes giống như thế: Trump thắng với 306, Clinton thua với 232.

 

         Để so sánh cho vui: Vào ngày 31 tháng 10, tôi viết một bài về polls ai sẽ thắng cử. Lúc bấy giờ chỉ có hai websites và tôi đoán tất cả số electoral votes ai sẽ thắng. So với kết quả bây giờ thì tôi không xa bao nhiêu:

 

         270towin:                        Biden 357, Trump 181.

 

         RealClearPolitics:           Biden 345, Trump 193

 

         Tôi                                     Biden 311, Trump 227

 

         Kết quả bây giờ              Biden 306, Trump 232 

 

https://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/NguyenTaiNgoc2020/V69.htm

 

         (Số popular votes: Hiện giờ Biden được 73.9 triệu, Trump 69.8 triệu. Năm 2016, Clinton được 65.8 triệu, Trump được 62,9 triệu. Năm 2016 Trump thua Clinton gần 3 triệu phiếu. Năm nay 2020, Trump có thể thua Biden đến gần 5 triệu phiếu).

 

         Đêm ngày bầu cử thấy số phiếu có lợi cho mình, Trump tuyên bố thắng cử vào lúc 2 giờ 30 đêm:  "We were getting ready to win this election. Frankly, we did win this election."

 

         Thế nhưng hôm sau khi tình thế đổi ngược, Trump than phiền bầu cử gian lận (khi Trump thắng thì bầu cử thanh liêm, khi Trump thua thì bầu cử gian lận). Trump  thưa kiện đòi ngừng kiểm phiếu ở những tiểu bang Michigan, Pennsylvania, Georgia,... - mà Trump tưởng thắng giờ lại thua-, cáo buộc là gian lận bầu cử (phần đông thưa kiện của Trump bị xử thua).

 

         Để ý là trong tweet sau đây của Trump,  Twitter viết ngay vào tweet của Trump, báo động cho mọi người biết là có thể sai và xuyên tạc sự thật:

 

 

 

         Khi kết quả bầu cử chưa ngã ngũ ai thắng, ứng cử viên của hai bên thường ra trước TV đọc vài lời để trấn an và cảm ơn dân chúng ủng hộ mình. Tối Thứ Năm 5-Nov Trump cũng đọc diễn văn, thế nhưng khác với tất cả ứng cử viên Tổng Thống từ xưa đến giờ, mục đích của Trump chỉ để xuyên tạc sự thật, cáo buộc vô cớ, phàn nàn gian lận bầu cử, chửi bới người khác. Trong diễn văn này, Trump nói láo kinh thiên động địa đến nỗi mà tất cả cơ quan truyền hình ABC, CBS, NBC, MSNBC, PBS..., trừ Fox News và CNN, sau khi nghe vài phút đều quyết định tắt không truyền hình nữa, và giải thích với khán giả những lời cáo buộc của Trump là vô căn cứ.

 

         Tôi xin liệt kê vài lời nói láo trắng trợn của Trump:

 

         - Trump nói Trump thắng  Wisconsin, Michigan, Pennsylvania and Georgia: Láo, vì vẫn còn đang đếm phiếu.

 

         - Trump nói bỏ phiếu bằng thư là gian lận, "a corrupt system," "there is tremendous corruption and fraud going on.": Láo, không có một tí ti gian lận gì khi bỏ phiếu bằng thư (để ý là Trump luôn luôn xuyên tạc và cáo buộc nhưng không đưa ra một bằng chứng).

 

         - Trump nói có rất nhiều phiếu lậu trễ, không được đếm sau ngày bầu cử. Hàm ý như là thật sự có nhiều phiếu lậu: Láo, không có chuyện "phiếu lậu", và lý do người ta đếm phiếu đến trễ  sau ngày bầu cử là vì vài tiểu bang cho phép đếm phiếu sau ngày bầu cử, nếu phiếu có đóng dấu bưu điện gửi trước hay đúng ngày bầu cử.

 

         - Trump nói : "Nếu chỉ đếm phiếu chính thức -"legal votes"-  thì Trump thắng: Láo, phiếu nào cũng chính thức. Không có phiếu nào không chính thức.

 

         - Trump nói phiếu đếm cho mình đang thắng thì bỗng nhiên biến mất ("We were winning in all of the key locations by a lot, actually, and our numbers started miraculously getting whittled away): - Láo, cáo buộc không một bằng chứng.

 

         - Trump nói ở những  tiểu bang swing states, Đảng Dân chủ kiểm soát nơi đếm phiếu hành động theo ý của mình "In multiple swing states, counting was halted for hours and hours on election night, with results withheld from major Democrat-run locations, only to appear later. And they certainly appeared, and they all had the name Biden on them, or just about all, I think almost all. They all had the name Biden on them, which is a little strange." , "There are now only a few states yet to be decided in the presidential race. The voting apparatus of those states are run in all cases by Democrats." : Láo 100%. Tất cả nơi đếm phiếu trên nước Mỹ đều có sự hiện diện của báo chí, đại diện của hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Thời đại Internet bây giờ rất nhiều nơi có gắn camera streaming  cho công cộng xem nên không thể nào có chuyện gian lận, và không thể nào chỉ có một Đảng kiểm soát.

 

         - Trump nói rất nhiều tiểu bang gửi cả triệu phiếu ra mà không có cách nào kiểm chứng phiếu bầu có hợp pháp hay không: Láo hoàn toàn. Nhân viên đếm phiếu phải so sánh hai chữ ký trên phiếu có giống nhau hay không,và nên nhớ là nếu ký gian lận, hay bầu hơn một lần là trọng tội vào tù. Hơn nữa luôn luôn có người đại diện của hai đảng quan sát xem lá phiếu có check đúng hay không.

 

         - Đây là một câu vu khống tiêu biểu của Trump :  "Detroit and Philadelphia, known as two of the most corrupt political places anywhere in our country, easily, cannot be responsible for engineering the outcome of a presidential race, a very important presidential race."  Không đưa ra  một chứng cớ , Trump buộc tội nhân viên kiểm phiếu làm việc siêng năng cần mẫn là tham nhũng, chỉ vì phiếu không bầu cho Trump (Để ý là những thành phố hay tiểu bang nào bầu cho Trump thì thanh liêm, không tham nhũng!)

 

         Trong lịch sử tranh cử Tổng Thống Mỹ, có ba thứ chưa từng một ứng cử viên nào làm mà chỉ một mình Trump đã làm đủ cả hai điều đó:

 

         1. Than phiền hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ là gian lận (Trump than phiền hai lần chứ không phải một!):

 

         Thắng cử chức Tổng Thống năm 2016 chưa đủ vì thua Clinton gần 3 triệu phiếu popular votes, Trump tuyên bố láo lếu là cùng với electoral votes, nếu không có gian lận bầu cử thì Trump cũng đã thắng popular votes. Ngay sau khi nhậm chức Tổng Thống,  ngày 25-Jan-2017, Trump tweet là sẽ lập ra một Ủy Ban để điều tra gian lận bầu cử:

 

 

 

         Ủy Ban Điều tra Gian lận Bầu cử này được thành lập ngày 11 May 2017. Phó Tổng Thống Mike Pence là Giám Đốc, mướn cả chục người nhân viên để...điều tra.

 

         Năm cơ quan tư nhân thưa Ủy Ban này hai tội: thứ nhất, làm việc trong bí mật, không công bố ngày giờ hội họp, và thứ hai thu thập tài liệu cá nhân bất hợp pháp.

 

         Sau tám tháng điều tra không tìm ra gì hết, Ủy Ban Điều tra Gian lận Bầu cử tự động... giải tán vào ngày 3-Jan-2018, tốn tiền thuế dân cả triệu dollars.

 

         Không tìm ra một chứng cớ gì về gian lận năm 2016, bây giờ Trump lại bổn cũ xào lại, nói láo vung vít lên là năm nay bầu cử Tổng Thống Mỹ đầy gian lận.

 

         2. Không công nhận là mình thua: Trump hăm dọa là sẽ nộp đơn thưa tất cả tiểu bang Trump thua phiếu, và không công nhận là mình thua.

 

         3. Không một ai thua cuộc mà không gọi chúc mừng đối thủ: Trump nhất quyết không chúc mừng Biden.

 

         Cho dù Dân Chủ và Cộng Hòa có ghét nhau đến đâu, người thua cuộc là  người gọi điện thoại chúc mừng người thắng cuộc. Thí dụ gần đây nhất là đảng Dân Chủ thì có Hilary Clinton, thua tức đến đâu cũng gọi chúc mừng Trump, đảng Cộng Hòa John McCain thua gọi điện thoại chúc mừng Obama.

 

         McCain là người dân Mỹ kính trọng, cho là quân tử (Trump ghét McCain cũng là vì lý do này, dân chúng Mỹ kính trọng McCain hơn là Trump). Khi đọc diễn văn cảm ơn những người đã vận động cho mình, McCain chấp nhận mình thua cuộc mà còn khen Obama:

 

         "Nghị sĩ Obama đã gặt hái nhiều thành công cho bản thân và cho quốc gia. Tôi hoan nghênh ông ta về thành quả đó, và xin thành thật chia buồn là bà nội Obama không sống sót để chứng kiến ​​ngày hôm nay. Tuy nhiên, đức tin của chúng ta bảo đảm với chúng ta rằng bà đang yên nghỉ dưới sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa và bà rất tự hào về đứa cháu bà đã giúp nuôi nấng."

 

         "Nghị sĩ  Obama và tôi đã tranh luận hai quan điểm khác nhau của chúng tôi. Ông đã thắng thế. Dĩ nhiên là những khác biệt của chúng tôi vẫn tồn tại. Tuy nhiên, đây là thời điểm khó khăn của đất nước; tôi cam kết với ông ta tối nay là tôi sẽ vận dụng tất cả khả năng của mình để giúp ông ta dẫn dắt chúng ta vượt qua những thử thách sẽ gặp phải trong tương lai".

 

         ("Sen. Obama has achieved a great thing for himself and for his country. I applaud him for it, and offer my sincere sympathy that his beloved grandmother did not live to see this day — though our faith assures us she is at rest in the presence of her Creator and so very proud of the good man she helped raise."

 

         "Sen. Obama and I have had and argued our differences, and he has prevailed. No doubt many of those differences remain. These are difficult times for our country, and I pledge to him tonight to do all in my power to help him lead us through the many challenges we face.")

 

         Tôi vui mừng hoan hỉ khi thấy nước Mỹ cuối cùng hạ bệ một người hề làm Hoa Kỳ là trò cười của thế giới, làm tôi mỗi lần ra ngoại quốc gặp người khác, xấu hổ vì Trump là Tổng Thống của tôi.

 

         Thế nhưng tin vui luôn đi kèm với tin buồn: đám đông chức sắc nghị sĩ, dân biểu và đám người Việt Cộng Hòa ở hải ngoại vẫn còn mù quáng theo Trump: Không một ứng cử viên Tổng Thống nào nói bầu cử ở Mỹ là gian lận, không có một chứng cứ nhỏ nhoi cho thấy bầu cử ở Mỹ cả trăm năm nay là gian lận, thế mà họ chẳng những hèn nhát không dám phản kháng, nêu ra lời cáo buộc của Trump là vô lý, không dám lên án Trump -người lãnh đạo số Một của quốc gia- dám chỉ trích hệ thống bầu cử của chính quốc gia mình với không một chứng cớ; mà ngược lại những người như Nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện lại đồng ý với Trump, và rất nhiều người Việt trên các phương tiện truyền thông, lập lại lời cáo buộc gian xảo của Trump.

 

         Không có những người này hậu thuẫn thì Trump không thể nào làm mưa làm gió, làm trò cười của thế giới bốn năm nay.

 

         Tôi chắn chắn không bao giờ quên điều này.

 

Nguyễn Tài Ngọc

 

November 2020

Sunday, November 8, 2020

Vụ hơn 300 nghìn bao cao su cũ được tái chế:

 

Vụ hơn 300 nghìn bao cao su cũ được tái chế: Nguồn gốc đang bị 'kẹt'

 Thứ sáu, ngày 25/09/2020 08:58 AM (GMT+7)

Sau khi bị bắt quả tang tái chế hơn 300 nghìn bao cao su đã qua sử dụng, chủ cơ sở đã rời khỏi nơi tập kết nên việc xác định nguồn gốc số bao cao su này đang bị “kẹt”.

 Bình luận 0 ___Làm sao gom được số lượng lớn như vậy ????

 


Vụ hơn 300 nghìn bao cao su cũ được tái chế: Nguồn gốc đang bị 'kẹt' - Ảnh 1.


Khoảng 300 nghìn bao cao su (360kg) đã qua sử dụng được tái chế lại.


 

 


 

Ngày 25/9, lãnh đạo Cục quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi lực lượng chức năng ập vào kiểm tra và bắt quả tang bà Phạm Thị Thanh Ngọc (33 tuổi, quê Nghệ An) đang thực hiện công đoạn tái chế hàng trăm nghìn bao cao su (khoảng 360kg) đã qua sử dụng tại một khu nhà trọ nằm trên đường ĐX12 (phường Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên), đơn vị đã mời bà Ngọc lên làm việc để làm rõ nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, bà Ngọc đã rời khỏi phòng trọ.

 

Hiện tại, lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương điều tra truy ngồn gốc số hàng này để có hình thức xử lý.





Friday, November 6, 2020

MỘT DÂN TỘC ĐÓI KHÁT

Xuân Sơn Võ

MỘT DÂN TỘC ĐÓI KHÁT

Bạn đã bao giờ ngồi ăn mà có cả đám đứng nhìn bạn ăn mà thòm thèm, thậm chí có đứa chép miệng, xuýt xoa chưa?

Đã mấy chục năm nay, tôi không gặp lại cảnh ấy. Hoặc có thể chuyện ấy vẫn xảy ra mà tôi không hề nhận thấy, do tôi quá bàng quan với thế giới quanh mình. Dân Việt nam bây giờ không còn nhiều người phải thiếu thốn đồ ăn đến mức đi nhìn miệng người ta ăn nữa. Ngay cả những gia đình bị bão lũ cô lập, cũng đã được những cô Tiên, những nhà hảo tâm mang đồ ăn đến tận nơi.

Thế nhưng ngày hôm nay, 4/11/2020, giờ Việt nam, thì tôi lại thấy cảnh đó, suốt cả ngày. Tôi nhận thấy, không phải chỉ một đám người, mà là gần như cả một dân tộc, đang đói khát, và đang hau háu, đang lom lom dòm người ta no nê, phủ phê. Tôi nhìn thấy dân Việt nam hào hứng với cuộc bầu cử ở tận bên Mỹ. Đúng rồi, sự tự do bầu cử, tự do bình luận, tự do biểu cảm chính là thứ mà dân tộc này đang đói khát. Và dân Mỹ đang no nê.

Sự thèm khát được quyền tự mình chọn lựa người lãnh đạo đất nước của mình, sự khát khao được bình luận thoải mái về những người sẽ và đang lãnh đạo đất nước mình, sự đói khát hình ảnh một lãnh đạo dám đối đầu với Tàu cộng, đã khiến hàng chục triệu dân Việt nam trở thành những kẻ hau háu, lom lom dòm vào miệng người ta, khi người ta đang thưởng thức bữa tiệc tự do, dân chủ của họ.

Thương thay cho một dân tộc đang đói khát.

 

 

Xuân Sơn Võ

ĐÍNH CHÍNH (tt)

Sau khi tôi viết bài “Một dân tộc đói khát”, có rất nhiều ý kiến. Đã có gần 300 bình luận. Thường thì tôi chỉ có thể đọc khoảng 100 bình luận, trên số đó là tôi khó mà quán xuyến hết. Đã vậy, hôm qua nay tôi cũng có khá nhiều việc, nên thú thực là tôi không đọc hết được các bình luận.

Nhưng chỉ qua những bình luận tôi đọc được, tôi nhận ra mình đã sai khi sử dụng cụm từ “một dân tộc” ở đây. Đúng là không phải là cả dân tộc này đang đói khát tự do, dân chủ. Bằng chứng là có một số người khẳng định họ hoàn toàn không đói khát gì, hoặc yêu cầu tôi loại họ ra.

Tôi rất xin lỗi khi nghĩ rằng ai cũng như mình, cũng hau háu, cũng dòm lom lom vào miệng người ta khi người ta thưởng thức bữa tiệc tự do, dân chủ của họ. Tôi rất xin lỗi khi nghĩ rằng, ai cũng đã vượt qua những nhu cầu mang tính cơ bản, để có những nhu cầu cao hơn, những khát khao về đời sống tinh thần, về tương lai của đất nước, của dân tộc.

Tôi đã không hiểu rằng, không phải ai cũng đã vượt qua những nhu cầu bản năng, vượt qua nhu cầu “chăm chút cho bộ lông của mình”, để biết đến sự đói khát tự do, dân chủ. Tôi đã không hiểu rằng rất nhiều người đang tự hào, rằng họ không cảm thấy đói khát gì cả, khi họ đã có đủ cơm ăn, áo mặc, xe xịn, nhà sang, và một vị trí nào đó trong xã hội...

Tôi rất xin lỗi vì tôi đã không hiểu, rằng khi đã có đủ cơm ăn, áo mặc, xe xịn, nhà sang, và một vị trí nào đó trong xã hội, thì đâu còn gì để mà đói khát nữa. Và khi đó, nếu ai nói mình hau háu, dòm lom lom... thì kẻ đó xúc phạm mình. Thật tình, tôi cảm thấy, tôi không cùng đẳng cấp với họ. Tôi là kẻ đói khát tự do, tôi thèm khát không khí bầu cử dân chủ ở Mỹ.

Tôi chợt nhớ đến câu chuyện cười, rằng có ông kia muốn được sống đến 100 tuổi. Khi được hỏi ông có uống rượu không, có hút thuốc không, có thích quan hệ với phụ nữ không... cái gì ông ấy cũng không. Thế là người hỏi ông những câu ấy mới hỏi một câu: Vậy ông muôn sống đến 100 tuổi để làm gì?

Ai đó có thể bằng lòng với cuộc sống có đủ cơm ăn, áo mặc, xe xịn, nhà sang, và một vị trí nào đó trong xã hội. Nhưng tôi cứ thắc mắc, sống chỉ để mà ăn, mà uống, mà hút, mà chơi, mà chăm chút cho bộ lông của mình, rồi lại khoe khoang là mình không đói khát, thì sống để làm gì? 

THƯ GỬI THỦ TƯỚNG VỀ VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

 

 

THƯ GỬI THỦ TƯỚNG VỀ VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

 

Tô Văn Trường

 

Kính gửi: Anh Bảy Phúc

Sau phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm, trên mạng xã hội như có đợt “sóng gầm” nhiều người dân công khai phản ứng mạnh mẽ cho rằng các cơ quan pháp luật đã phạm sai lầm nghiêm trọng dùng cường quyền để trị dân. Nếu tuân thủ quy định của Đảng và luật pháp thì hậu quả sẽ không nặng nề như vậy. 

Tôi xuất thân từ gia đình nông dân ở vùng quê nghèo khó Thái Bình. Gia đình tôi, nhiều bà con ruột thịt tham gia lực lượng vũ trang cả bên quân đội và công an từ thời chống Pháp, chống Mỹ nên khi thấy 4 đồng chí là cụ Kình và 3 chiến sĩ công an hy sinh trong thời bình rất đau buồn, day dứt vì nỗi đau này, chẳng phải của riêng ai.

Để tường minh trước công luận, Nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân, dưới góc nhìn của người làm công tác khoa học khách quan, trung thực, và nhà báo độc lập, tôi viết thư này để Anh Bảy có thêm thông tin xem xét, tham khảo:

1. Phiên tòa xét xử vụ án ở Đồng Tâm thu hút sự quan tâm rất rộng lớn của người dân và của nhiều nước phương Tây. Xét xử thiếu công tâm sẽ đem lại hậu quả rất lớn. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo cấp cao (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội).

2. Nhiều thủ tục pháp lý không được thực hiện đầy đủ ở phiên tòa sơ thẩm. Lẽ ra vụ tranh chấp đất đai này nên đưa ra toà hành chính xét xử theo đơn kiện của dân làng Đồng Tâm đối với kết luận của thanh tra Hà nội và Thanh tra Chính phủ. Khi toà xử mà cụ Kình thua kiện thì tổ chức kiểm điểm trong chi bộ và cấp ủy địa phương, làm rõ khuyết điểm của cụ Kình, thậm chí kỷ luật khai trừ Đảng. Sau đó, nếu không thuyết phục được thì khởi tố vụ án, có thể bắt giam khi có bằng chứng tàng trữ vũ khí nhưng phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát, phải bắt giữ đúng pháp luật: công bố lệnh bắt giữ có sự chứng kiến của hàng xóm và chính quyền địa phương và bắt giữ vào ban ngày. Tôi tin là dù có chống đối thì mấy ông bà nông dân cũng không thể giết được cảnh sát. Và như thế không có ai phải chết. Gia đình cụ Kình không phải chịu án tru di tam tộc thảm khốc thế này. Thực sự tệ hại khi có một kế hoạch tấn công Đồng Tâm vào ban đêm, trong khi chưa làm bất kỳ việc gì như trên.

3. Để phiên tòa phúc thẩm khắc phục được hạn chế của phiên tòa sơ thẩm, cần:

- Xác định đúng mục tiêu của phiên tòa: Tòa xét xử người có tội theo đúng pháp luật; không phải để “làm gương” nhằm dập tắt những hành vi phản kháng trong tương lai về đất đai.

- Nghiên cứu bản án về hành vi giết người ở Nọc Nạn thời Pháp thuộc. Tòa án XHCN không thể kém nhân văn hơn tòa án thực dân.

- Cho điều tra lại. Nếu một số người dân có hành vi giết người thi hành công vụ thì điều đó phải được chứng minh một cách thuyết phục.

- Cần làm rõ các câu hỏi về nguyên nhân xảy ra sự viêc: Vì sao đất nông nghiệp đã giao cho Bộ Quốc phòng nhiều năm nhưng không triển khai như nhiệm vụ đặt ra? Khi người dân đòi đất, vì sao không đưa ra bản đồ thuyết phục? Vì sao không tiếp tục đối thoại sau khi Chủ tịch UBND Hà Nội có cam kết với dân Đồng Tâm?

- Các câu hỏi về tính hợp pháp của cuộc trấn áp : Căn cứ vào đâu? Tại sao trả lời của Bộ Công an thay đổi lý do đến 3 lần? (lần đầu là bảo vệ mục tiêu xây dựng hàng rào đất sân bay Miếu Môn cách làng Hoành 3 km; lần 2 nói là đi tuần tra bị tấn công; lần 3 là bảo vệ chốt …)

- Những câu hỏi điều tra hiện trường: Rất nhiều ý kiến cho rằng việc 3 chiến sĩ cùng rơi xuống giếng trời là vô lý; việc đổ xăng vào hố để đốt 3 chiến sĩ càng không thuyết phục được dư luận.

- Xin lưu ý: Việc hành quyết cụ Kình tại nhà riêng, sau đó mổ xác chính là điểm bức xúc cao độ của dư luận trong và ngoài nước, rất nhạy cảm trong thời điểm hiện nay. Huống chi ngay cả khi cụ Kình phạm tội với hình phạt cao nhất, thì theo quy định tại tiết b, khoản 3, Điều 40 của Bộ luật Hình sự, thì người từ 75 tuổi trở lên không bị thi hành án tử hình.      

- Phiên tòa cần thực hiện tranh tụng thật sự, bảo đảm dân chủ. Cần thực hiện đúng các nguyên tắc xét xử “suy đoán vô tội”, “trọng chứng hơn trọng cung”. Tuyệt đối không được dùng nhục hình để ép cung. 

- Thận trọng trong việc kết án tử hình; nếu không chứng minh được tội giết người một cách chắc chắn thì không thể kết án tử hình.

4. Để hạn chế tái diễn những vụ việc giống như ở Đồng Tâm, cần:

- Rút kinh nghiệm từ việc giải quyết sự kiện bạo động ở Thái Bình 1997, có cách giải quyết hợp lý, hợp tình “mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân”.

- Sửa đổi Luật Đất đai theo hướng công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân theo hạn điền. Đây là gốc gác của vấn đề, đang là nhân tố phá hoại khốc liệt nhất thể chế chính trị hiện hành về mọi mặt.

- Khắc phục trên các phương diện chính trị, pháp lý và truyền thông. 

Cần nói thêm là sự sụp đổ của Rumani và cái chết thảm của vợ chồng Ceaucescu cũng khởi đầu từ việc cho cảnh sát bắn chết một linh mục có uy tín và thuộc phe đối lập. Không biết có ai liên tưởng đến bài học Rumani không?

Những người am hiểu nội tình của đất nước có chung nhận định không nên lan truyền những điều dự đoán tốt đẹp về ai đó, hoặc những điều đổ lỗi cho người này, người khác trong bộ máy. Ban lãnh đạo cao nhất của đất nước có trách nhiệm cao nhất và phải đích thân đứng ra chỉ đạo xử lý vụ này, sao cho đỡ tệ hại nhất vì mất lòng dân là mất tất cả.

Kính chúc Anh Bảy luôn mạnh khỏe và mọi sự tốt lành.

 

Kính

Tô Văn Trường

Về Donald Trump và cuộc bầu cử Mỹ Phan An

Phan An

Về Donald Trump và cuộc bầu cử Mỹ

===

Tôi đi đó đi đây cũng đã được một thời gian. Bạn bè, đồng nghiệp, người quen biết mang quốc tịch Mỹ và các nước khác cũng không phải là ít. Trong số họ có người quan tâm đến chính trị như sinh mạng, có người chỉ thỉnh thoảng chấm phá vài nét gọi là, nhưng, trừ những bạn bè trên Facebook mà tôi sẽ bàn đến sau, tuyệt nhiên không có ai là không khinh bỉ Donald Trump hoặc ít nhất là coi Trump như một trò hề. Điều này cũng dễ hiểu, vì Donald Trump, nói vắn tắt, là một kẻ đáng khinh bỉ và là một trò hề của nước Mỹ và thế giới. 

Nước Mỹ kể từ khi lập quốc đến nay chưa từng có một tổng thống nào vô văn hoá, vô giáo dục, u mê trì độn mà lại huênh hoang khoác lác như Donald Trump. Y ăn nói y hệt một thằng thất học, vốn từ của y nghèo nàn tới mức thảm hại—kết quả phân tích cho thấy Donald Trump có khả năng ăn nói ngang bằng với một đứa bé tám tuổi. Từ dài nhất mà y nhớ được và phát âm đúng được có lẽ là “tremendous,” và cũng có lẽ vì thế mà y dùng từ này luôn mồm, kết hợp với những từ ngữ đậm chất bác học như “smart,” “really smart,” “sad,” “very sad,” “momemtum,” “covfefe,” và tất nhiên là “bing bíng bing.” Đến một mức độ, người ta nghi ngờ là y bị một dạng bệnh thần kinh, kiểu tâm thần hoang tưởng chẳng hạn, nếu không phải là bị nhiều bệnh cùng một lúc. Việc y suốt ngày gào thét trên Twitter là một triệu chứng điển hình—có lần công ty tôi, gồm người Mỹ, người Anh, người Canada, người Áo, người Trung Quốc, người Brazil, vì muốn kiếm chuyện để cười trong giờ ăn trưa, đã mở Twitter của Trump ra và theo dõi: Y đăng liên tục trong vòng 30 phút, mỗi tweet cách nhau chừng 30 giây, rặt những điều vô nghĩa nhảm nhí. Một người có chút trí khôn ắt sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy y lấy đâu ra thời gian để làm việc? Ai làm việc trí óc cũng đều biết, mức độ tập trung có quan hệ mật thiết với năng suất. Không cần đến một tweet mỗi 30 giây, chỉ cần cứ mỗi mười lăm hai mươi phút anh nghía qua Facebook một lần, bảo đảm hiệu quả công việc của anh giảm thấy rõ, và nếu anh ở một nước như nước Đức thì chẳng chóng thì chầy bộ phận nhân sự sẽ thảy trát vào mặt anh và anh phải liệu đường đăng kí thất nghiệp với sở lao động ngay tút xuỵt. Đằng này Trump lại là tổng thống Mỹ, công việc được đánh giá là căng thẳng nhất thế giới, rút ngắn tuổi thọ gần 3 năm và tăng rủi ro chết bất đắc kì tử 23%.

Và sự thật là Trump hầu như chẳng làm một việc gì ra hồn trừ đánh golf và chải đầu. Gần như toàn bộ những “thành tựu” mà Trump và chính phủ của y tung hê lên như tỉ lệ thất nghiệp giảm, thuế giảm, hoà bình ở Trung Đông, ngoại giao với Bắc Triều Tiên, chiến tranh thương mại với Trung Quốc… tôi sẽ không phân tích tại sao đều là dối trá lật lọng hoặc phóng đại trơ trẽn, vì Google vẫn còn chưa tính phí đâu, chỉ cần các bạn dẹp bỏ thiên kiến xác nhận (confirmation bias) và chịu khó đọc tiếng nước ngoài một chút là được—và nhân tiện thì dẹp luôn cái tư tưởng “báo chí fake news, báo chí thiên tả, báo chí đánh Trump” sang một bên, vì nếu thật sự ai cũng đánh ông thì nên chăng ông nhìn lại bản thân ông một chút. Nếu các bạn không làm được việc này mà chỉ chăm chăm đi đọc mấy bài thổ tả trên Facebook của mấy tài khoản nghìn like thì các bạn đơn giản là đà điểu chui cát hoặc bưng tai trộm chuông, chẳng những tôi không lay chuyển gì được các bạn mà đến bố mẹ thầy cô và mái trường xã hội chủ nghĩa cũng bó tay với các bạn mà thôi.

Trong khi đó, lại không thể kể hết những sự dốt nát và đốn mạt của Trump, không chỉ là ở cương vị một tổng thống, một chính trị gia, mà còn là ở phương diện con người. Từ những vụ “grab them by the pussy,” nhạo báng người tàn tật, khoe khoang việc dụ dỗ người đã đã có chồng, tơ tưởng đến cả con gái ruột, khinh rẻ phụ nữ, tự làm mất thể diện trong các hội nghị quốc tế, đến việc y luôn mồm gọi người khác bằng biệt danh như một đứa con nít bảy tuổi—Crooked Hillary, Slow Joe, Phony Kamala, Fat Jerry, Cheating Obama… có cả một trang Wikipedia dành cho những biệt danh này, đến việc y không tin vào sự biến đổi khí hậu kiểu “Trời lạnh vầy sao lại có nóng lên toàn cầu được” và liên tục công kích Greta Thunberg, một nhà hoạt động môi trường mới 16 tuổi, tức là hơn con trai út của y 3 tuổi, rồi đến việc y ban đầu không tin có thứ gọi là Covid, sau lại đòi tiêm thuốc khử trùng vào cơ thể người để chữa Covid, sau rốt lại mắc Covid. Nghiêm trọng hơn, Trump là một kẻ phân biệt chủng tộc, ủng hộ thuyết da trắng thượng đẳng. Gần đây nhất, trong cuộc tranh luận với Joe Biden, khi được hỏi về lập trường đối với Proud Boys (tổ chức cực hữu phát xít mới ở Mỹ và Canada), Trump đã tuyên bố “Proud Boys, stand back and stand by”—“lùi lại một bước và sẵn sàng hành động.” Joe Biggs, một trong những thành viên lãnh đạo của Proud Boys, đã ngay lập tức đưa “Stand back” và “Stand by” vào logo của tổ chức trên các mạng xã hội một cách đầy tự hào, và số thành viên của Proud Boys trên Telegram tăng gần 10%. Chỉ cần có chút kiến thức căn bản về Nazi và neo-Nazi, các bạn sẽ thấy việc này đáng ghê tởm—và đáng sợ—đến thế nào.

Không một ai trong xã hội loài người tiến bộ, ở bất kì đâu trên thế giới, nếu còn chút lương tri và nhân phẩm, lại có thể cuồng Trump.

Tôi đi đó đi đây cũng đã được một thời gian. Bạn bè, đồng nghiệp, người quen biết mang quốc tịch Mỹ và các nước khác cũng không phải là ít. Mấy năm nay ngoài Facebook, tôi còn có một tài khoản Twitter, nơi tôi quan sát và học hỏi những người giỏi nhất thế giới trong lĩnh vực của tôi và một số lĩnh vực khác. Không một ai trong số họ là không khinh bỉ và ghê tởm Trump. Những người Đức, người Áo thấy cái thuyết da trắng thượng đẳng trong y mà lo sợ giùm cho nước Mỹ và thế giới, còn những người Mỹ thì vừa căm phẫn vừa xấu hổ vừa đau đớn vì nước mình đã bầu lên một tay tổng thống như Trump, vì tương lai của họ và con cháu họ lại rơi vào tay một kẻ tởm lợm như Trump. Từ cả tháng nay, những người Mỹ bạn tôi và trên Twitter của tôi liên tục nhắc nhau đi bầu. Hai ngày nay, họ theo dõi cuộc chiến sít sao giữa Trump và Biden mà run lẩy bẩy. Tôi không nói quá. Họ run lẩy bẩy vì lo sợ, vì sự tuyệt vọng bao trùm lấy họ, vì đã có những lúc Trump gần như nắm chắc phần thắng. Họ cũng run vì tức giận khi thấy người dân nước họ, sau một nhiệm kì đầy thất bại và bao nhiêu lần chứng kiến thực mục sự đểu cáng khốn nạn của Trump, vẫn còn tiếp tục bầu cho y. Họ tìm cách kêu gọi nhau, an ủi nhau, nhắc nhau cố gắng vững vàng. Tôi nhìn họ mà thương, mặc dù chuyện bầu cử ở Mỹ, công bằng mà nói đối với tôi không có liên quan gì trực tiếp. Tất cả những điều này, các bạn ở trên Facebook, ở trong nước, cắm đầu đọc những bài viết sặc mùi xảo biện của bọn bồi bút ngàn like, sẽ không thấy được.

Theo như tôi thấy, người Việt Nam ta ủng hộ Trump vì hai lí do.

Lí do thứ nhất là, theo ý họ, Trump chống Trung Quốc, ghét Trung Cộng. Kẻ thù của kẻ thù là bạn, nếu Trump làm Trung Quốc suy yếu thì Việt Nam có thể thừa cơ thoát khỏi sự kìm hãm của Trung Cộng, đòi lại được đảo, giành lại được biên giới, giàu mạnh lên sánh vai với các siêu cường. Giấc mộng này thật quá sức khôi hài, nếu không muốn nói là mang đậm tinh thần nhược tiểu thảm hại. Vì đơn giản, Trump không hề chống Trung Quốc, không hề chống cộng. Trump cũng không vì lợi ích tiên quyết của nước Mỹ nốt. Trump đơn giản là không biết và không theo bất kì khuôn khổ phép tắc gì. Nếu coi những quyết sách ngoại giao và thương mại đối đầu giữa hai quốc gia là chống, thì trên hết là Trump chống cả châu Âu, cả Canada, những đồng minh lâu đời của Mỹ. Việc Trump gây hấn với các nước này thật ra lại làm cho liên minh Âu-Mỹ yếu đi, giúp Trung Quốc mạnh lên. Chính người Trung Quốc đang muốn Trump thắng cử, vì sự chia rẽ của các cường quốc và trong chính nội bộ nước Mỹ mang lại không gì khác hơn là lợi ích cả về trước mắt và lâu dài cho Trung Quốc. Muốn Việt Nam thoát khỏi Trung Quốc mà phát triển, con đường đúng đắn nhất là tự lực cánh sinh chứ không thể là ngồi nghếch mồm trông đợi Mỹ hay tin tưởng Mỹ. Rất lạ là, chính những người Việt Nam ở hải ngoại, những người bị đồng minh Mỹ phản bội năm 1972, những người vì đó mà phải sống kiếp lưu vong, lại là những người quên bài học này đầu tiên và tin tưởng vào trận chiến Trump-Cộng hơn ai hết.

Lí do thứ hai là không ít người Việt Nam, ngay cả những người trẻ tuổi, thích cái “chất ngang tàng,” cái “bản lĩnh,” cái “khí phách,” cái “thích gì làm nấy” của Trump. Lí do này ban đầu làm tôi khá ngạc nhiên, nhưng càng về sau lại càng thấy là một lẽ dĩ nhiên. Chúng ta luôn có cái tinh thần Á Đông kiểu vậy, lúc nào cũng thích Kiều Phong, Trương Phi, Lý Quỳ, Lục Vân Tiên, Trương Sỏi, Lý Đại Bàng, những người đầu đội trời chân đạp đất, ăn sóng nói gió, đôi khi có thêm phần bỗ bã. Vấn đề là, Trump hoàn toàn không phải là một người như vậy. Y không ngang tàng, mà y ngang ngược. Y không có bản lĩnh, y hèn nhát đùn đẩy trách nhiệm, câu cửa miệng của y là “I never said that,” y chui xuống hầm Nhà Trắng để trốn khi người ta biểu tình bên ngoài. Y không ăn sóng nói gió mà là y ăn không nói có, y bịa chuyện dựng đứng lên, tới mức độ người ta sản xuất cả một loại dép đi trong nhà xí bán khá chạy, chiếc bên trái trích lời y hôm trước, chiếc bên phải lại trích lời y hôm nay, hai chiếc để cạnh nhau cứ chọi nhau chan chát. Cái bỗ bã bình dân của y, như tôi nhắc đến ở trên, không phải là vì y bình dân gần gũi, mà đơn giản là vì vốn từ và phông văn hóa của y không cho phép y nói gì cho được thanh nhã lịch sự. Ca ngợi Trump ngang tàng, bản lĩnh, khí phách cũng giống như ca ngợi một thằng lưu manh phá làng phá xóm, bắt gà trộm chó là khí phách, bản lĩnh, ngang tàng.

Những người ủng hộ Trump mà tôi từng thấy, chứ không phải gặp, có hai loại. Loại thứ nhất là trên tivi hoặc YouTube, đại để những thành phần đội mũ đỏ “Make America Great Again,” nhìn mặt đần thối đần nát, kì thị tôn giáo, kì thị giới tính, kì thị chủng tộc, đổ trách nhiệm của vụ khủng bố 11/9 lên đầu Obama mặc dù tất nhiên là ông này nhậm chức vào năm 2009. Loại này người ta hay bỏ vào mấy cái clip chọc cười thiên hạ đăng đầy trên YouTube. Loại thứ hai là trên Facebook, bao gồm người Việt trong nước và người Việt hải ngoại, như đã nói ở trên, trong số đó không ít người là trí thức và một số còn là bạn bè tôi ngoài đời. Tôi sẽ nói thẳng ở đây mà không sợ mất bạn—vì nếu là bạn thật thì ắt cũng đã biết tính tôi ưa nói thẳng: Đây là loại ếch ngồi đáy giếng. Người trong nước ngồi đáy giếng đã đành một lẽ, đến người Việt hải ngoại cũng ngồi đáy giếng nốt, tại vì sao? Tại vì họ, mang tiếng là ở nước Mỹ, cũng chỉ quanh quẩn trong cái cộng đồng hải ngoại chống cộng của họ—cứ xem họ nói và hát tiếng Anh thì rõ. Các luận điểm của họ mặc dù có thể nghe rất rổn rẻng song lại nồng nặc mùi giếng, thể hiện một cái nhìn phiến diện hạn hẹp và một đầu óc già cỗi, bảo thủ, nếu không phải là rất kém thông minh.

Khi tôi viết những dòng này thì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kì thứ 46 vẫn chưa ngã ngũ. Tôi không biết ai sẽ giành thắng lợi. Thật ra mà nói, tôi cũng không quan tâm đến nước Mỹ cho lắm. Nhưng tôi hi vọng Trump sẽ thua. Đây không cần phải là chính trị, đây có thể đơn thuần chỉ là sự căm ghét của cá nhân tôi đối với một thành phần mà sự thật tôi cũng không biết trong tiếng Việt nên gọi là gì cho phải. Ti tiện? Thổ tả? Quái thai? Trong cái thế giới mà tôi muốn sống, thành phần đó không nên tồn tại, và càng không nên tồn tại với vai trò là tổng thống của một nước lớn. Tất nhiên sẽ có người cuồng Trump vào bẻ tôi “Nếu Trump tồi bại như những điều anh nói, tại sao vẫn được gần 50% phiếu bầu? Tại sao gần một nửa nước Mỹ vẫn tin tưởng ở Trump? Anh nghĩ anh giỏi hơn, anh khôn hơn, anh thông minh hơn 50% dân Mỹ sao?” Câu trả lời của tôi hết sức đơn giản: Đúng là tôi giỏi hơn, khôn hơn, và thông minh hơn 50% dân Mỹ thật. Đó là điều đương nhiên. Một người có chỉ số trí tuệ trung bình là đã thông minh hơn 50% thế giới rồi. Nếu các bạn lấy con số ấy và đám đông ấy ra để làm luận cứ phản bác, các bạn không thắng được tôi đâu. Nên nhớ rằng cái chính thể mà các bạn chán ngán và căm ghét hằng ngày, một lúc nào đó trong lịch sử đã từng được hơn 90% dân chúng ủng hộ và tham gia cái gọi là “bạo lực cách mạng” để rồi có một ngày như hôm nay, khi không một ai quan tâm đến bầu cử trong nước mà chỉ quan tâm đến bầu cử đâu đâu bên Mỹ. Việc gần 50% người dân Mỹ bầu cho Trump và hầu như toàn bộ Facebook của tôi tôn sùng Trump, ngay cả việc Trump chiến thắng nếu điều đó xảy ra, đối với tôi và bạn bè tôi mà nói, chỉ có nghĩa là thế giới này chưa tốt đẹp hay tiến bộ đến như chúng ta vẫn tưởng, và rằng chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm.