Friday, January 18, 2019

Không có tự do tư tưởng thì không thể có sáng tạo



Không có tự do tư tưởng thì không thể có sáng tạo



Posted on 14/01/2019 by The Observer









Tác giả: Trương Duy Nghênh (Trung Quốc)| Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Lời giới thiệu: Trong nhiều năm qua, các học giả Trung Quốc (TQ) và thế giới đã và đang bàn cãi không ngớt về vấn đề tại sao khoa học kỹ thuật cận đại không ra đời tại TQ, vì sao văn minh Trung Hoa thời cổ từng dẫn đầu thế giới nhưng về sau lại tụt hậu. Có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ Dương Chấn Ninh cho rằng đó là do người TQ không có tư duy logic, hoặc tư duy truyền thống của họ không có phương pháp suy diễn. Lê Minh nói đó là do người TQ kém thông minh nhưng lại tự cho là thông minh… Trong bài nói ngày 1/7/2017 tại lễ tốt nghiệp của các học viên Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh, nhà kinh tế nổi tiếng TQ Trương Duy Nghênh công khai đưa ra quan điểm: do thể chế chính trị truyền thống của TQ luôn hạn chế sự tự do của dân chúng cho nên người TQ không thể có phát minh sáng tạo. Bài nói của ông (được giới thiệu dưới đây) đã gây tiếng vang lớn trong dư luận TQ, người khen kẻ chê đều rất nhiều.

Friday, January 11, 2019

À, thì ra thế…





Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vẫn còn bị giam và chịu đựng những đòn thù hèn hạ của chế độ giáng lên tinh thần lẫn thể xác, nhưng vẫn luôn kiên cường như "cây tùng trước bão". (Hình: Internet)

Sunday, January 6, 2019

Chu Pao ai oán hờn trong gió




Chu Pao ai oán hn trong gió Mt tc khăn tang, mt tc đường.

Chu Pao ai oán hờn trong gió
Một tấc khăn tang, một tấc đường.
                 Lam hao Dung
Hai câu thơ trên đủ nói nên cường độ ác liệt của mặt trận, đơn vị đóng chốt của vc trên đỉnh Chu Pao bị nhổ sạch, tan nát, xóa xổ vì không còn đường rút, họ bị vào thế phải chiến đấu đến chết vì chân bị xích vào các ổ súng, rất đáng thương tâm cho họ khi xương trắng vẫn còn rải rác từ năm 72, cho tới khi 74 chúng tôi đi ngang qua

Tuesday, January 1, 2019

152 CÁI TÁT.



Lê Thăng Long is https://static.xx.fbcdn.net/rsrc.php/v3/yv/r/bVx4yfIl8eg.pnglooking for answers.Follow
152 CÁI TÁT.
Nhiều lần tôi đi Campuchia, hễ thấy mấy cái xe kẹo kẹo, rồi bán vé số, cóc ổi mía ghim đội trên đầu, tới hỏi thăm 100% là đồng bào Việt. Ban đầu tôi ngạc nhiên. Nhưng về sau tôi đau xót khi biết họ không còn đường sống ở quê hương, phải trôi dạt ở xứ mà người Việt khinh khỉnh gọi là "Miên" tha phương cầu thực.
Đồng tiền Campuchia có giá hơn mình rất nhiều. Nhưng quan trọng hơn, những thứ nghề hạ bạc nơi xứ người không phải chung chi. Cũng không có những kẻ nhân danh đạo đức xua quân đi dọn lề đường nhưng lòn tay thu phế...
Vài lần tôi đi Singapore, thấy khu Geylang rất đông những phụ nữ đội mâm trái cây trên đầu. Họ nói toàn tiếng Việt. Cứ 5 - 7 người thì thuê một căn phòng nhỏ rồi ở túm tụm trong đó, đi bán cốc ổi mía ghim. Họ bán trên các con phố cho khách du lịch, với số vốn tiếng Anh, tiếng Hoa, Nhật, Hàn, đủ để chào hỏi và tính tiền.
Những cô gái trẻ đẹp hơn, thì không phải đội mâm. Mà là bán dâm trong nhà kính. Có lần tôi đi du lịch cùng vợ, vợ tôi bị tách ra để họ phỏng vấn. Vì phụ nữ Việt Nam trẻ đẹp là họ nghĩ... sang Sin bán dâm.
Mà dù bán dâm hay bán cóc ổi mía ghim, thì xứ người vẫn hơn. Có nhục cũng ít nhục hơn. Xứ mình, đồng tiền nó to như bánh xe bò. Người bán dạo mặc nhiên bị coi là thành phần hạ đẳng dù con cái họ có thể đang học đại học còn cái thằng bỏ tiền ra mua trình độ chỉ lớp 3...
Tôi đi Cù Lao Dung, có xã quá chừng phụ nữ đi lấy chồng Hàn. Ở Cần Thơ cũng có cái cù lao toàn phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Bạn tôi ở ngoài Bắc nhiều người cười đểu, bảo con gái miền Nam sao ham chồng giàu. Thực sự không phải vậy, mà vì thanh niên bây giờ toàn thất nghiệp, rồi sanh tật ăn nhậu, đánh vợ như đánh giặc. Lấy nó làm gì?