Tù nhân lương tâm Trần
Huỳnh Duy Thức vẫn còn bị giam và chịu đựng những đòn thù hèn hạ
của chế độ giáng lên tinh thần lẫn thể xác, nhưng vẫn luôn kiên cường
như "cây tùng trước bão". (Hình: Internet)
Từ
Thức/Paris
Có người đặt câu hỏi tại sao một nước tương đối nhỏ như VN có
thể trở thành nhà tù chính trị lớn thứ nhì trên thế giới, sau Trung Cộng, theo
tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới.
Câu hỏi vừa được trả lời một cách dứt khoát.
Nguyên nhân chính, không phải bởi vì nhà tù là cơ sở huyết mạch
cho sự tồn tại của một trong những nước Cộng Sản cuối cùng trên trái đất.
Nguyên nhân chính, không phải bởi vì VN là một nước độc tài tàn
bạo. Những người còn lương tri, dám mở miệng hay ngo nghoe đụng tới nhà nước,
nhất là nhà nước Tàu, làm sứt mẻ tình hữu nghị Hoa Việt, đều lãnh án tù nặng,
hơn cả tội cướp của, giết người : 5, 10, 15 hay 20 năm tù.
Câu trả lời dứt khoát, đơn giản và thông minh, đến từ bộ trưởng
Công An Tô Lâm: VN nhiều tù nhân bởi vì “chế độ (ăn uống) của phạm nhân quá
cao, nhiều người tìm đủ mọi cách để vào tù.’’
Ông ta nói: Ngoài đời, ngưuời nghèo không không kiếm được 17kg
gạo, 15kg rau mỗi tháng như phạm nhân.
À, thì ra VN vẫn còn là một nước đói khổ. Thì ra trong lúc đầy
tớ sống như triệu phú Tây, Mỹ, thì nhân dân vẫn còn chạy kiếm không ra mấy ký
gạo, vài bó rau.
Trong một lúc bốc đồng, hay trong một lúc thành thực nhất, Tô
Lâm đã chửi cha những đỉnh cao trí tuệ loài người vẫn hùng hổ đe dọa VN sẽ vượt
qua Nhật Bản, Singapour, đất nước chưa bao giờ được như ngày nay, ”top” thế
giới, trung tâm vũ trụ về mọi mặt…
Vấn đề của những người dối trá là sớm muộn gì cũng dấu đầu hở
đuôi. Nhất là khi cả tập đoàn thi nhau nói láo, ông nói gà, bà nói vịt.
Cái đáng kinh ngạc, là mỗi lần một đầy tớ tuyên bố, người ta
nghĩ đó là tận cùng của sự ngớ ngẩn, hôm sau, đầy tớ khác nghĩ ra câu còn ngớ
ngẩn hơn nữa.
Trước đây, bà bộ trưởng Y Tế nói sở dĩ người ta chen chúc, chầu
chực ờ nhà thương, vì bệnh nhân rất sung sướng trong các bệnh viện kiểu mẫu ở
VN.
Cũng như nhiều cháu gái thích đi học, vì ở nhà trường, học sinh
có quyền bán dâm 3 lần mà không bị ma cô, công an hoạnh họe, bóc lột như ở bên
ngoài .
Chế độ, chính sách dành cho phạm nhân quá cao, khiến nhiều người
sẽ tìm mọi cách vào tù. Ông trùm công an quên không kể việc lâu la của ông ta,
nhiều khi còn tận tình giúp những người muốn tự tử trong các đồn công an.
Nước nào cũng có nhà tù.
Ở những xứ đáng gọi là một quốc gia, nhà tù là một nơi để ngăn
ngừa tù nhân tái phạm, để trả nợ cho xã hội, nhưng được đối xử tử tế, nhân phẩm
được tôn trọng, theo những công ước quốc tế.
Ở những nước tiến bộ như Bắc Âu, nhà nước có chính sách, và bổn
phận, giúp tù nhân đầy đủ điều kiện trau dồi kiến thức, hay nghề nghiệp chuyên
môn. Để khi ra khỏi nhà tù, họ trở thành một người khác, hội nhập với xã hội,
thay vì trở thành kẻ thù hay gánh nặng của xã hội. Có nhiều tù nhân thất học,
sau nhiều năm trong tù, trở thành học giả, chuyên viên.
Ở VN, nhà tù không phải chỉ là biện pháp cùm chân, trói tay, bịt
miệng người có tội với chế độ, còn là cơ hội để chế độ hèn hạ trả thù. Hành hạ
kẻ thù trên thân xác, nhất là trên tinh thần.
Chuyện đưa côn đồ, tử tội giam chung với những người yêu nước là
một quốc sách, để ngày đêm xỉ vả, với mục đích khiến họ phát khùng, tiêu tan
hết nghị lực, khi ra tù không dám ngửng đầu lên nữa. Trên cả sự độc ác, tàn
nhẫn, nó có cả cái thú vui bệnh hoạnh, súc vật. Đó cũng chỉ là một cách nói dễ
dãi.
Trên thực tế, thú vật không tìm cái thú trong việc hành hạ đồng
loại.
Bỏ cha mẹ, vợ chồng, con cái, vào tù 10 năm, 20 năm để có miếng
cơm, cọng rau hàng ngày. Đó là giấc mơ của người Việt ở thế kỷ 21!
“Chế độ phạm nhân quá cao, nhiều người sẽ tìm đủ cách đi tù!”
Cái ngớ ngẩn không có giới hạn. Cái khốn nạn, nham nhở, đểu cáng
còn mênh mông hơn nữa.
Tù nhân lương tâm Trần
Huỳnh Duy Thức vẫn còn bị giam và chịu đựng những đòn thù hèn hạ
của chế độ giáng lên tinh thần lẫn thể xác, nhưng vẫn luôn kiên cường
như "cây tùng trước bão". (Hình: Internet)
Từ
Thức/Paris
Có người đặt câu hỏi tại sao một nước tương đối nhỏ như VN có
thể trở thành nhà tù chính trị lớn thứ nhì trên thế giới, sau Trung Cộng, theo
tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới.
Câu hỏi vừa được trả lời một cách dứt khoát.
Nguyên nhân chính, không phải bởi vì nhà tù là cơ sở huyết mạch
cho sự tồn tại của một trong những nước Cộng Sản cuối cùng trên trái đất.
Nguyên nhân chính, không phải bởi vì VN là một nước độc tài tàn
bạo. Những người còn lương tri, dám mở miệng hay ngo nghoe đụng tới nhà nước,
nhất là nhà nước Tàu, làm sứt mẻ tình hữu nghị Hoa Việt, đều lãnh án tù nặng,
hơn cả tội cướp của, giết người : 5, 10, 15 hay 20 năm tù.
Câu trả lời dứt khoát, đơn giản và thông minh, đến từ bộ trưởng
Công An Tô Lâm: VN nhiều tù nhân bởi vì “chế độ (ăn uống) của phạm nhân quá
cao, nhiều người tìm đủ mọi cách để vào tù.’’
Ông ta nói: Ngoài đời, ngưuời nghèo không không kiếm được 17kg
gạo, 15kg rau mỗi tháng như phạm nhân.
À, thì ra VN vẫn còn là một nước đói khổ. Thì ra trong lúc đầy
tớ sống như triệu phú Tây, Mỹ, thì nhân dân vẫn còn chạy kiếm không ra mấy ký
gạo, vài bó rau.
Trong một lúc bốc đồng, hay trong một lúc thành thực nhất, Tô
Lâm đã chửi cha những đỉnh cao trí tuệ loài người vẫn hùng hổ đe dọa VN sẽ vượt
qua Nhật Bản, Singapour, đất nước chưa bao giờ được như ngày nay, ”top” thế
giới, trung tâm vũ trụ về mọi mặt…
Vấn đề của những người dối trá là sớm muộn gì cũng dấu đầu hở
đuôi. Nhất là khi cả tập đoàn thi nhau nói láo, ông nói gà, bà nói vịt.
Cái đáng kinh ngạc, là mỗi lần một đầy tớ tuyên bố, người ta
nghĩ đó là tận cùng của sự ngớ ngẩn, hôm sau, đầy tớ khác nghĩ ra câu còn ngớ
ngẩn hơn nữa.
Trước đây, bà bộ trưởng Y Tế nói sở dĩ người ta chen chúc, chầu
chực ờ nhà thương, vì bệnh nhân rất sung sướng trong các bệnh viện kiểu mẫu ở
VN.
Cũng như nhiều cháu gái thích đi học, vì ở nhà trường, học sinh
có quyền bán dâm 3 lần mà không bị ma cô, công an hoạnh họe, bóc lột như ở bên
ngoài .
Chế độ, chính sách dành cho phạm nhân quá cao, khiến nhiều người
sẽ tìm mọi cách vào tù. Ông trùm công an quên không kể việc lâu la của ông ta,
nhiều khi còn tận tình giúp những người muốn tự tử trong các đồn công an.
Nước nào cũng có nhà tù.
Ở những xứ đáng gọi là một quốc gia, nhà tù là một nơi để ngăn
ngừa tù nhân tái phạm, để trả nợ cho xã hội, nhưng được đối xử tử tế, nhân phẩm
được tôn trọng, theo những công ước quốc tế.
Ở những nước tiến bộ như Bắc Âu, nhà nước có chính sách, và bổn
phận, giúp tù nhân đầy đủ điều kiện trau dồi kiến thức, hay nghề nghiệp chuyên
môn. Để khi ra khỏi nhà tù, họ trở thành một người khác, hội nhập với xã hội,
thay vì trở thành kẻ thù hay gánh nặng của xã hội. Có nhiều tù nhân thất học,
sau nhiều năm trong tù, trở thành học giả, chuyên viên.
Ở VN, nhà tù không phải chỉ là biện pháp cùm chân, trói tay, bịt
miệng người có tội với chế độ, còn là cơ hội để chế độ hèn hạ trả thù. Hành hạ
kẻ thù trên thân xác, nhất là trên tinh thần.
Chuyện đưa côn đồ, tử tội giam chung với những người yêu nước là
một quốc sách, để ngày đêm xỉ vả, với mục đích khiến họ phát khùng, tiêu tan
hết nghị lực, khi ra tù không dám ngửng đầu lên nữa. Trên cả sự độc ác, tàn
nhẫn, nó có cả cái thú vui bệnh hoạnh, súc vật. Đó cũng chỉ là một cách nói dễ
dãi.
Trên thực tế, thú vật không tìm cái thú trong việc hành hạ đồng
loại.
Bỏ cha mẹ, vợ chồng, con cái, vào tù 10 năm, 20 năm để có miếng
cơm, cọng rau hàng ngày. Đó là giấc mơ của người Việt ở thế kỷ 21!
“Chế độ phạm nhân quá cao, nhiều người sẽ tìm đủ cách đi tù!”
Cái ngớ ngẩn không có giới hạn. Cái khốn nạn, nham nhở, đểu cáng
còn mênh mông hơn nữa.
No comments:
Post a Comment