- Hỏi: " Thưa ông, nhưng mà ông ở trong quê như vậy thì ông có theo dõi
những cái tình hình chung của đất nước không ạ ? "
- Đáp:" Có chứ, tôi theo dõi chứ. Tôi theo dõi những cái tình hình chung
của đất nước bây giờ là lừa đảo rối bét, ăn tham bẩn nhất là thằng nào cũng
lợi dụng trèo đầu cởi cổ thằng dân chứ có cái gì đâu, tức là cái đảng Cộng
sản đấỵ. Cái đảng Cộng sản mà còn lãnh đạo thì còn rối bét, không có ai là
gương mẫu hết."
Hỏi:"Thưa ông, ông có là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam không ạ
?"
- Đáp:"Có chứ. Tội có cần thành viên đâu mà họ lại tha thiết để mờị Tôi
xin ra cả Hội Nhà văn và xin ra cả đảng mà không được đấy chứ."
Đó là đoạn đối thoại thời sự nổi bật nhất giữa Hương Ly, phóng viên BBC tiếng
Việt và Nhà thơ Hữu
Loan trong cuộc phỏng vấn phát thanh ngày 12-10-2002. Cuộc phỏng vấn hiếm hoi
của Ban Việt ngữ BBC được chia làm hai phần :
Phần I (ngày 5-10-02) nói về nguồn gốc của Tác phẩm Mầu Tím Hoa Sim và những
hệ lụy của bài Thơ này đối với tính mạng và cuộc sống thăng trầm từ một Nhà
thơ nổi tiếng tụt xuống hàng lao động và nông dân bần cùng của Nhà thơ Hữu
Loan.
Và phần II (12-10-02) Nhà thơ Hữu Loan nói về nhóm Nhân văn - Giai phẩm cùng
cuộc sống cơ
hàn và những âm mưu ám sát, chế ngự đối với ông và gia đình ông của đảng Cộng
sản Việt Nam từ năm 1956 đến bây giờ.
Năm nay ông Hữu Loan 87 tuổi ta (sinh ngày 2-4-1916), đang "ở nhà trông
vườn" ở làng Nguyên Hoàn -- nơi ông gọi là chỗ " quê đẻ của tôi
đấy?" thuộc Xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóạ Tuy đã lớn tuổi,
nhưng giọng nói của Nhà thơ rất rõ ràng, khúc chiết và đanh thép như khi
ông
còn thanh niên. Nhà Thơ Hữu Loan còn có một trí nhớ phi thường vì phần lớn
cuộc đời ông đã phải chịu những đầy ải lao động cực hình giáng xuống đầu ông
và gia đình ông bởi cái đảng mà ông đã đem hết tinh thần và sức lực phục vụ
trong thời kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, dù gian khổ và chết hụt nhiều
lần, Hữu Loan vẫn không bao giờ chịu quỵ lụy hay khuất phục bọn cường quyền
lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Khí phách hiên ngang của một Hữu
Loan trí thức đã tỏa rộng trong cuộc phỏng vấn với BBC-Vietnamese
Program.
TÔI KHÔNG QUỴ LỤY ĐƯỢC
Được hỏi "Tại sao từ chỗ một Nhà thơ mà bây giờ lại về quê làm
nông?", Hữu Loan đáp:"Cái tính tôi không chịu quỵ lụy được. Bởi vì
(hồi ấy) ra làm ở ngoài Trung Ương thì bắt phải theo Cộng sản nên tôi bỏ tôi
về. Tôi bỏ về nó không cho về ...Nó làm tôi tam tình, tứ tội, làm đủ cách đễ
thủ tiêu nhưng mà tôi vẫn tin là tôi có sự che chở của Trời - Phật cho nên
không thủ tiêu nổi, bao nhiều lần đầu độc không xong..."
Cái thời mà Nhà thơ Hữu Loan nói là vào thời kỳ hai năm 1955 - 1956 khi phong
trào Văn nghệ sỹ chống Đảng bắt đầu bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân
Văn - Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đảng trị coi trí thức như cục phân,
tham nhũng thối nát của cán bộ lãnh đạo, và đồng
thời chống những Văn nghệ sỹ bồi bút đang tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca
tụng Đảng và Hồ Chí Minh.
Trong số này đứng đầu là Tố Hữu rồi đến Vũ Khiêu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu
v.v. Phóng viên Hương Ly đã so sánh nghịch cảnh giữa những lời ca tụng của
mọi người Việt Nam vào thời gian lúc ấy và ngay cả bây giờ đã dành cho Tác
giả của Mầu Tím Hoa Sim với những hoạn nạn mà Hữu Loan
phải gánh chịu, sau bài Thơ nàỵ Nhà thơ Hữu Loan cho biết lý do tại sao ông
bị trù dập vì Mầu Tím Hoa Sim:
" Bởi vì người ta làm Thơ lúc bấy giờ là phải làm về Đảng, ca tụng Ịảng,
ca tụng Cộng sản, ca tụng cái buôn bán chiến tranh. Bởi vì cái đánh nhau là
cái dễ kiếm chác lắm. Mà kiếm chác ở cái chiến tranh ấy thì khó kiểm tra lắm
cho nên những cái bọn ăn bẩn ấy là bao giờ cũng chủ trương chiến tranh, buôn
bán chiến tranh. Mà tôi thì tôi thấy cái đấy là cái khổ dân nhất nên tôi
chống cái ấy hết sức cho nên vì vậy nên tôi làm cái bài Thơ lúc giờ ta đang
một tí là người ta đề cao HCM, hai tí là đề cao HCM ...lúc đó tôi đề cao cái
Tình yêu...đề cao, tôi khóc cái người Vợ tử tế với mình, hiếm có của mình.
Lúc đó khóc như vậy là nó cho là khóc cái tình cảm riêng...Lúc bầy giờ làm
Thơ là phải có HCM, có Đảng Cộng sản."
"Tôi làm vào cái lúc mà -- y như trong Thơ nói đấy -- tôi lấy bà Vợ rồi
sau tôi đi vào Bộ đội thì ở nhà Bà ấy đi giặt Bà ấy chết đuối ở sông...Mới
lấy nhau được có hơn tháng ấy mà...Thế rồi Bà ấy chết ở sông ... tôi thấy đau
xót tôi làm cái bài Thơ ấy tôi khóc. Làm cái bài Thơ ấy lúc bấy giờ họ cho là
"phản động"...Lúc bấy giờ làm Thơ là phải làm về Cộng sản, làm về
Bác Hồ chứ không được khóc cái đau riêng của mình...Cái đau khổ riêng của con
người là không được khóc."
MẦU TÍM HOA SIM
Sau đó, Hương Ly đã yêu cầu ông đọc bài Thơ Mầu Tím Hoa Sim và Hữu Loan đã
dằn lòng đọc ngắt ra từng chữ một, phân đoạn và run run như tức tưởi sững sờ
trước mộ phần người vợ trẻ bạc số của ông :
"Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giầy đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bẻ bỏng chiều quê
**
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
Năm chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng mầu tím hoa sim
Ngày xưa đèn khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa
**
Một chiều rừng mưa
Ba người anh bị chiến trường đông bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
Cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Mầu tìm hoa sim tím chiều hoang biền biệt."
Hữu Loan
LAO ĐỘNG
Vì HCM và đảng CSVN đã xúc phạm đến danh dự và tình cảm thiêng liêng của Hữu
Loan dành cho người vợ yêu quý, nên Nhà thơ đã quyết định bỏ lảng, bỏ cơ
quan, bỏ Vê quốc quân về mà không
cần xin phép, nạp đơn từ nhiệm.
Ông nói:
" Năm 1956, tôi không ở nữa mà tôi bỏ tôi về thẳng, bỏ Đảng, bỏ Cơ quan
để về thẳng nhà để đi cày, đi thồ. Cánh ấy (bọn ấy) không cho bỏ, bắt tôi
phải xin, bắt tôi phải viết đơn xin, tôi không xin... tôi có cái tự do của
tôi...cái chuyện bỏ Đảng là tôi muốn bỏ là tôi bỏ không ai bắt được....
Tôi bỏ tôi về, tôi cứ về...tôi phải đi cày, đi bừa, đi thồ, đi đốn củi đưa
về, đi xe đá để bán thì là nó
làm tôi đủ cách, xe nó không cho xe, nó bắt xe đến nỗi sau cuối cùng không xe
được tôi phải đi xe cút kít
(Chú thích : Xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ phía trước, có hai
càng phìa sau thùng gỗ để đủn hay kéo đi).
Tôi làm cái xe cút kít tôi đi..xe cút kít nó cũng không cho ...nó xui người
bắt bánh xe, không bán cho tôi nữa...có lần tôi phải gánh bộ, gánh bằng
vai...tôi cũng cứ nhận để tôi gánh..Tôi cứ gánh tôi làm , không bao giờ tôi
chịu khuất phục." ".....Vợ con nó có vẻ oán tôi lắm.. (cho rằng)
tại tôi bướng bỉnh cho nên là chúng nó khổ...thế nhưng mà tôi làm đủ mọi
thứ...không cái gì là không làm chỉ có cái đi làm hại ai là không bao giờ hại
còn cái gì tôi cũng làm hết. Làm thì nó theo dõi, nó ngăn cản, nó tìm cách
hại mình nhưng mà ...cái chuyện là vẫn là có Trời không bao giờ nó hại được
tôi... vì là đi đến đâu cũng có Công an mật đi theo hết. Chỗ nào cũng cho
người theo hại tôi, nhưng mà lúc nào là cũng như có người cứu tôi. " Có
một cái lạ là nhữg bài Thơ của tôi ấy là bài nào là nó cũng
cứu sống tôị Bởi vì lắm khi người ta bố trí công an mật đi để giết tôi mà thì
lắm khi nó không nỡ giết là vì nó thích thơ tôi mà nó không nỡ
giết."
Nhà Thơ Hữu Loan đã nói đến trường hợp một mật vụ được giao lệnh giết ông :
"Nó nói thật với tôi. Nói đúng là người ta bố trí tôi để giết ông nhưng
mà tôi là cái thằng rất yêu Quê hương, yêu với Quê tôi...tôi nhớ Quê tôi tôi
đem cái Bài Thơ của ông, cái bài thơ Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đấy để tôi đọc,
để cho đỡ nhớ thì tôi không thể nỡ giết ông là vì ông tả cái Quê tôi hay quá.
Mỗi một lúc nhớ quê hương thì tôi lại đem cái bài thơ ông làm về Yên Mô ra
tôi đọc." Ngoài bài Yên Mô, ông Hữu Loan còn làm nhiều bài Thơ khác
trong thời gian đi lao động kiếm ăn, trong đó ông kể thêm các bài Đèo Cả,bài
Tò He, bài Những Nàng Đi Qua, bài Hoa Lúa v.v.
|
No comments:
Post a Comment