Thursday, November 25, 2010

Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước



15/11/2010
  
Lê Hiếu Đằng 



Luật gia, nguyên Phó Tổng Thư ký UB TƯ Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch MTTQVN TPHCM. Hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc UBTƯMTTQVNNgày hôm nay hầu như ai cũng thấy đất nước đang phải đối mặt với những thách thức cực kỳ nghiêm trọng về mọi mặt kinh tế, môi sinh, quốc phòng, văn hóa xã hội, giáo dục. Nếu tình hình cứ phát triển như thế này thì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” khó lòng thực hiện.Một vần đề đáng lo hàng đầu đang nổi rõ: sự phân hóa xã hội sâu sắc, những người ăn bám vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, vào đầu tư công, vào buôn lậu, tham nhũng đang giàu lên rất nhanh trong khi đại đa số nhân dân cực khổ. Thử nhìn thực trạng TPHCM mà coi: Khu đô thị hiện đại sang trọng Phú Mỹ Hưng được coi là đô thị kiểu mẫu cùng với nhiểu khu đô thị sang trọng khác, nhưng những ai đang sống ở đó? Trong khi người nông dân gốc gác lâu đời ở những khu vực này bị giải tỏa, hiện đi đâu, sinh sống thế nào, chúng ta có biết không? Và trong khi một bộ phận không nhỏ dân cư thành phố sống thường trực trong cảnh nước ngập, sụp hố trên đường, bất an về đủ thứ tai nạn. Cách làm ăn của chúng ta liệu có khác gì thời kỳ tư bản man rợ: xua đuổi nông dân để chiếm đất, bần củng hóa một bộ phận dân cư để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bàn tay lông lá của các tập đoàn lợi ích ngày càng thọc sâu vào các chính sách quốc gia. Thật hết sức đáng lo. Lòng dân đang rất bất an, dân không thể tiếp tục tin yêu chế độ nếu tình hình cứ tiếp tục thế này.
Những vấn đề trên không thể nào giải quyết nếu không nhanh chóng thực hiện dân chủ thực sự. Dân chủ hóa như thế nào cho hiệu quả, cho khả thi là chuyện hệ trọng phải công khai thảo luận. Nhưng có những việc đã rất rõ ràng, thí dụ như tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội. Tại sao hệ thống chính trị rất nhiều ban bệ, tổ chức cồng kềnh lại có thể để xảy ra những vụ động trời như Vinashin, cho thuê rừng đầu nguồn…? Quốc hội có quyền hạn đếu đâu mà để chính phủ muốn làm gì thì làm? Chỉ một điều này cũng chứng tỏ hệ thống chính trị của ta rất hình thức, không hiệu quả, không thực hiện được quyền làm chủ của dân.Đảng Cộng sản phải nhận rõ vấn đề để chủ động chuyển đổi thể chế chính trị phù hợp với tình hình mới. Hãy nhìn sang Trung Quốc, ngay Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã công khai cảnh báo nguy cơ của nước này nếu không cải cách chính trị để dân chủ hóa xã hội.Tuy nhiên, toàn dân không thể thụ động ngồi chờ chính quyền tự thay đổi. Trong đời hoạt động của mình tôi luôn được dạy rằng: không có người cai trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực, ghế ngồi của mình. Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh. Đấu tranh mà không phá vỡ sự ổn định xã hội, đó là bài toán phải giải quyết, nhưng quyết không thể nhân danh ổn định mà kìm hãm cuộc đấu tranh để xây dựng nền dân chủ.Thời gian qua đã có những dấu hiệu đáng mừng về sự nâng cao ý thức dân chủ của người dân: những vấn đề lớn của đất nước người dân không còn để mặc chính phủ tự quyết định như thói quen từ trước đến nay, mà xã hội dân sự đã có tác động quan trọng: thí dụ như dự án đường sắt cao tốc, khai thác bauxite, cho thuê đất rừng đầu nguồn… Hơn thế nữa, người dân đã bắt đầu dám đứng lên thực hiện một quyền được pháp luật cho phép mà không ai có thể chụp mũ này nọ: quyền kiện các cơ quan nhà nước xâm phạm lợi ích công dân (một công dân TPHCM đã kiện ngành giao thông vì lô cốt xâm hại việc làm ăn của mình, người dân huyện Bình Chánh kiện điện lực, người dân tỉnh Quảng Nam kiện thủy điện xả lũ…).Nhân tố quan trọng nhất trong việc hình thành xã hội dân sự là vai trò đầu tàu của trí thức. Phan Châu Trinh đã nói đến nhiệm vụ “chấn dân khí” của trí thức. Bao giờ cũng vậy, người trí thức là người đặt lại nhiều vấn đề cơ bản của xã hội, người trí thức là người vạch đường cho xã hội tiến lên. Vì thế bây giờ người trí thức không thể thụ động ngồi chờ, mà phải chủ động lên tiếng và hành động cho nền dân chủ.Lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta phải đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên cao nhất, hơn mọi lợi ích riêng tư, phe nhóm. Là một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi thấy Đảng cũng phải hành xử như vậy. Tức là phải kiên quyết thực hiện dân chủ thực sự. Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, chúng ta không có gì phải sợ, tôi muốn nhắc lại điều tâm niệm này cho chính mình mà cũng là điều muốn nhắn gửi các đồng chí, đồng đội, bạn hữu của mình và tất cả những ai còn trăn trở với những vấn đề của đất nước, của dân tộc. Mà tại sao chúng ta phải sợ? Những người phải sợ là những người đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chắc chắn họ sẽ bị nhân dân chối bỏ, bị lịch sử phủ nhận. 


L. H. Đ.Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

DÂN CHỦ: Vài chuyện nhỏ chung quanh một vấn đề lớn

22/11/2010 




Hồ Cương Quyết, André Menras, Công dân Việt Nam

Tôi rất tâm đắc với bài viết của ông Lê Hiếu Đằng đăng trên mạng BVN ngày 15 tháng 11. Phải nói là, ngoại trừ một vài điều tiểu dị, từ lâu tôi đã chia sẻ quan điểm của bài viết.Vụ Cù Huy Hà Vũ, đáng buồn thay, chứng tỏ các cơ quan an ninh theo dõi rất kỹ các trang mạng Bauxite Việt Nam và sử dụng những trang mạng để quy chụp nhân danh điều thứ 88 Bộ luật hình sự. 

Wednesday, November 24, 2010

Cuộc sống vẫn lừng lững đi tới





Phong van  : Nguyên Ngc
Phạm Thị Hoài thực hiện
 


Nhà văn Nguyên Ngọc, ảnh: Trần Hữu Dũng
talawas: Thưa nhà văn Nguyên Ngọc, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X vừa kết thúc. Ông có thấy những mong đợi của mình, một đảng viên lão thành, được phản chiếu trong kết quả của Đại hội

Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa

Đăng bởi tinletrai on 05/06/2010

Quantcast
Vào tháng 01/10, nhà bình luận Mỹ Bill Hayton có viết một bài liên quan đến VN với tựa đề: “Việt Nam: ‘tư bản gia đình đỏ’ và ‘thảm họa xã hội’ ” nội dung có đoạn như sau:
“Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng (NBH), 36 tuổi, quản trị công ty đầu tư IDG Ventures Vietnam (VN), và cô dâu là Nguyễn Thanh Phượng (NTP), 27 tuổi, chủ tịch quỹ đầu tư VietCapital. Hai công ty của cô dâu và chú rể kết hợp quản trị 150 triệu Mỹ kim các ngân khoảng đầu tư ở VN” (hết trích).


Nguyễn Thanh Phượng – con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ký tên vào chiếc áo thun hưởng ứng chiến dịch truyền thông vì trẻ em hở hàm ếch VN. 

NTP mới có 27 tuổi mà đã leo đến chức chủ tịch, điều hành một công ty mà quỹ đầu tư lên đến gần cả trăm triệu Mỹ kim thì quả là tuổi trẻ tài cao, thật hiếm thấy. Sống trong một đất nước tự do dân chủ như Úc này đã gần 30 năm, tôi cũng ít thấy ai dưới ba mươi tuổi mà thành công và quyền lực như thế. Tuy nhiên dưới chế độ độc tài đảng trị cộng sản (CS) như ở VN, chuyện ấy cũng chẳng có gì là lạ đối với con cái và họ hàng của các quan lớn. Mà quan lớn ở đây lại là đương kim thủ tướng (TT), ủy viên thường trực bộ chính trị (BCT) nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN (CHXHCNVN) nữa chớ.  Nhiều cậu tú cô chiêu ở VN hiện nay, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, học hành thì dốt, ăn chơi phá của thì nhiều, vậy mà khi lớn lên vẫn lấy được bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ (giấy) và làm thủ trưởng, giám đốc công ty này, chủ tịch công ty nọ như thường.
Trong khi NTP được chức trọng quyền cao, ăn trên ngồi trước như thế thì tuyệt đại đa số những phụ nữ cùng tuổi như cô phải sống một cuộc sống lam lũ, phải trải qua những khổ ải gian truân, cay đắng nhiều hơn ngọt ngào, buồn nhiều hơn vui và nhục nhiều hơn vinh. Khi NTP được thân phụ là TT Nguyễn Tấn Dũng (NTD) gởi ra nước ngoài du học tốn phí cả trăm ngàn Mỹ kim thì những phụ nữ cùng lứa với NTP cũng ra nước ngoài nhưng không phải du học mà để làm công, làm mướn, làm tôi tớ, bị những ông bà chủ ngoại quốc hành hạ và đay nghiến đủ điều. Người con gái VN đôi lúc phải chấp nhận lấy những người chồng xa lạ mà mình chẳng hề có chút yêu thương hoặc bằng tuổi cha chú, thậm chí bằng cả tuổi ông của mình, với ước mong được có một cuộc sống tốt đẹp hơn hầu giúp gia đình vượt qua cơn bỉ cực. NTP đang ngồi ghế chủ tịch VietCapital có bao giờ nghĩ đến thân phận của những người phụ nữ cùng trang lứa bị bắt phải ăn mặc hở hang, ngồi trong phòng kiếng để cho bọn đàn ông Hàn Quốc, Đài Loan, Tân Gia Ba, v.v… thèm thuồng, ngắm nhìn và chọn lựa không? Khi mà phụ nữ VN được bọn đàn ông ngoại quốc chọn lựa để đem về “làm vợ”, thì cuộc đời của họ bước vào một ngã rẻ, nhưng tối tăm và đau khổ thì nhiều còn tươi sáng và sung sướng thì chỉ là một ảo vọng mà thôi. Nhiều người phụ nữ đã bị bán vào các động mãi dâm. Có rất nhiều trường hợp nguyên sinh đã xảy ra đối với những phụ nữ lấy chồng ngoại vì họ không thể nào chịu đựng nổi sự hành hạ dã man của bên chồng cũng như của những ông chồng vũ phu và tàn bạo coi họ như những cái máy đẻ hoặc con vật không hơn không kém. Ngôn ngữ không rành, khác biệt về phong tục tạp quán, đường xá không biết, chẳng có người thân bên cạnh để an ủi. Ôi! người con gái VN biết đi về đâu ngoài cái chết để mong thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian. NTP ơi! Cô có biết chính chủ tịch (CT) nước Nguyễn Minh Triết (NMT) một cách gián tiếp đã từng rao bán phụ nữ VN cho bọn đàn ông ngoại quốc trong một chuyến công du ở Hoa Kỳ không? Và cả một tập đoàn lãnh đạo CSVN như cha cô, CT NMT, tổng bí thư Nông Đức Mạnh, v.v… mỗi lần đi công du nước ngoài để ăn mày diện trợ hoặc để kêu gọi đầu tư vào nền kinh tế què quặc và đầy rủi ro ở VN thì đều phải đi cửa hậu vì nơi đâu cũng bị “kiều bào” , “khúc ruột xa ngàn dậm”, v.v… dàn chào bằng cà chua, trứng thối và bằng cả một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, thật là hết sức nhục nhã.



Từ trái: Nguyễn Bảo Hoàng (thứ hai) và Nguyễn Thanh Phượng. Ảnh: flickr
Trong suốt chiều dài lịch sử gần năm ngàn năm văn hiến, chưa bao giờ người phụ nữ VN từng tự hào con cháu bà Trưng, bà Triệu mà bị hạ thấp phẩm giá và bị làm nhục như dưới chế độ toàn trị CSVN. Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh trong một cuộc phỏng vấn đã từng phát biểu đại ý như sau: “nếu những người phụ nữ hiện đang sống ở VN, đang đi làm lao động, làm công, làm mướn cực nhọc ở xứ người mà có được một cuộc sống tự do, dân chủ, quyền con người được tôn trọng và được cấp sách đến trường thì Ánh nghĩ rằng họ cũng sẽ thành đạt và đóng góp một cách xuất sắc vào xã hội nơi họ đang sinh sống” nhưng thật bất hạnh thay người phụ nữ VN dưới sự cai trị độc tài, độc đảng, tàn độc và tham nhũng thối nát của tập đoàn tư bản đỏ CSVN trong suốt hơn 50 năm ở Miền Bắc (MB) và 35 năm ở Miền Nam (MN) họ không bao giờ được cái may mắn đó. Càng nghĩ càng buồn, càng viết càng đau cho thân phận của người phụ nữ VN.
Trong khi NTP ngồi mát ăn bát vàng thì những thanh niên thiếu nữ trí thức có lòng và luôn trăn trở thao thức với quê hương đất nước, những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ đang bị trù dập, hành hung, cô lập, du khống và bị kết tội với những bản án hết sức nặng nề. Cái tội duy nhất của họ là dám: bày tỏ lòng yêu nước trước họa xâm lăng của bọn đại Hán Trung Cộng. Họ cương quyết đứng về phía người dân thấp cổ bé miệng để chống lại những bất công mà bạo quyền CS áp đặt lên cho người dân nghèo khổ qua những vụ cướp đất đai bằng những mỹ từ như: quy hoạch, mở rộng lề đường, v.v…  Họ dứt khoát không cúi đầu khuất phục trước bạo quyền CS buôn dân bán nước, tham nhũng thối nát, bòn rút của công, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của nhân dân, rước voi về dày mã tổ và lòn cúi ương hèn trước ngoại bang. Nguyện vọng của họ là muốn thay đổi bạo quyền CS hiện nay bằng một chính quyền thực sự do dân và vì dân mà ra. Và những người lảnh đạo trong chính quyền lúc ấy phải thật sự có tài đức, biết đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân và bè nhóm. Trong khi ngụy quyền CS cụng ly ăn mừng tình hữu nghị đề cao mười sáu chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng về tương lai” thì ngư dân VN bị thảm sát, bị bắt bớ, giam cầm, làm nhục và bắt phải chuộc tiền ngay bên trong hải phận VN, thật không còn nổi nhục và sự căm phẫn nào hơn. Trong suốt hơn 50 năm ở MB và 35 năm ở MN dưới sự cai trị độc tài hà khắc của ĐCS, VN trở thành một nhà tù vĩ đại, luân lý bị suy đồi, giáo dục bị xuống cấp, xã hội băng hoại và một nền kinh tế hầu như hoàn toàn bị phá sản. Xã hội VN bây giờ giống như một đứa trẻ, bên ngoài thì được mặc đồ mới, chải chuốt trông rất ấn tượng và hoành tráng, nhưng bên trong là một thân thể suy dinh dưỡng, gầy còm trơ xương và ghẻ lở khắp châu thân. Chế độ độc tài tàn ác nào rồi cũng sẽ có ngày cáo chung và bị giải thể chỉ có dân tộc là trường tồn, đó là niềm tin mãnh liệt và tuyệt đối trong tôi.
NTP đã từng du học nước ngoài, đã từng tiếp cận cuộc sống tự do, dân chủ và sự văn mình của xứ người. NTP đã biết rõ sự khác biệt giữa TỰ DO DÂN CHỦ và độc tài độc đảng CS. NTP cũng thừa biết rằng thể chính trị quyết định tương lai của đất nước và dân tộc. Vì thế nếu NTP có chút lương tâm, hãy nghĩ đến thân phận của người phụ nữ VN, hãy nghĩ đến tương lai của quê hương, dân tộc và hãy sống xứng đáng là con cháu của bà Trưng, bà Triệu. Với địa vị và quyền hạn sẵn có, đồng thời với tư cách là con gái của TT, tôi khuyên NTP hãy thuyết phục cha cô và 14 vị trong BCT nên tức khắc từ bỏ độc quyền lãnh đạo, cho tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng dưới sự giám sát của quốc tế. Lúc ấy lòng người sẽ không còn ly tán, ngăn cách và chia rẻ nữa, và 3 triệu người VN tỵ nạn CS sẻ trở về lại quê hương, đóng góp một cách thiết thực trong việc xây dựng một nước VN, tự do dân chủ, thanh bình, an lạc và phú cường sau những đổ nát tan thương trên toàn thể đất nước do ĐCS gây ra trong suốt 80 năm qua kể từ ngày Hồ Chí Minh (HCM) du nhập chủ nghĩa ngoại lai, một cái quái thai của thời đại và ĐCS (đảng Lao Động lúc đó) được HCM thành lập vào ngày 03 tháng 02 năm 1930. Làm được như thế thì NTP và thân phụ của cô cũng như ĐCS mới mong chuộc lại những lỗi lầm hết sức tai hại và tàn khốc đã gây ra cho đất nước và dân tộc VN. Bằng như ngược lại NTP, gia đình và ĐCS cứ tiếp tục ăn trên ngồi trước, làm giàu trên xương máu của người dân và tham quyền cố vị, thì tôi xin mượn bốn câu ca dao dưới đây để chấm dứt bài viết này:
“Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Chừng nào dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chù”
Lúc ấy tôi chỉ e sợ rằng NTP, gia đình và tập đoàn gian ác CSVN  không còn có cơ hội để quét lá đa ở chùa nữa đâu, vì sẽ bị lịch sử phán xét một cách vô cùng nghiêm khắc và song sắc nhà tù sẽ là mồ chôn những tên tội đồ của dân tộc.
© Hồ Nguyễn

Báo và blog và...



24-05-2010 
  





DCVOnline: Từ khi ra đời, nghề báo đã được xã hội công nhận là một trong các nghề cao quí, bởi báo chí chính là món ăn tinh thần của mọi người. Xã hội càng văn minh, món ăn tinh thần càng quan trọng. Người làm báo, ngoài khả năng chuyên môn còn cần đến kiến thức, sự dũng cảm và nhất là lương tâm. Ngày nay ở các xã hội tự do, báo chí đóng vai trò then chốt trong việc thông tin, góp phần kiểm tra cũng như phát giác và ngăn chận các tệ nạn trong xã hội. Tuy vậy trong các chế độ độc tài , nhất là độc tài cộng sản, báo chí trở thành công cụ tuyên truyền của kẻ cầm quyền. Người làm báo để tồn tại trong xã hội đó, dù muốn dù không, đã trở thành những kẻ bồi bút. 


Thursday, November 18, 2010

Tướng về hưu



» Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp

1.

I

Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.

Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà.

Sunday, November 14, 2010

Quê hương


Cái ta ca bài viết là Quê Hương... nhưng mình chng thy nhng hình nh này trong Nam (Saigon); thế mà nó tht ging nhng gì mình đã gp trong ln v thăm li Hà Ni năm 1992... Đã gn 20 năm ri mà HN vn y như ngày y; thm chí có v đm cht... Vit hơn thì phi... (!!!)

M
i các bn vào thăm Blog ca Hng Chương và đc bài viết nhé!..."

  
Quê hương

Đón ng
ười bạn về phép Việt Nam qua, câu đầu tiên anh khoe.
- Ông biết không, dân nhà mình bây
giờ nó ăn chơi, chích choác, cờ bạc, nghiện ngập… mình không lại được. Giàu cũng chơi, nghèo cũng chơi. Thằng giàu thì chơi theo phong cách “đại gia“, những thằng nghèo thì chơi theo phong cách phá đời, hoặc bán mạng. Gộp chung lại: nó là một canh bạc mang tầm văn hoá của người Việt thời “mở cửa“.
- Cái gì? Đánh b
c mà ông cũng gi là văn hóa? Tôi hỏi bạn.
Anh đáp.
- Ch
sao? Ngài th xem có nước nào mà người người đánh bc, nhà nhà đánh bc như Vit Nam không? Không h? Vy thì đúng ri. Dân Vit mình nó hay đim đó. Nơi nào có t nn, nơi y có người Vit. Thi bao cp dân tình bng lép kp nên có c bc cũng ch gi là phọt phẹt, gii khuây, đủ tiền hút thuốc lào vặt. Nhưng thi nay, thi “mở cửa“ thì c bc đã ln vào mi nhà và ru ng tng người mt. Sáng sm, m mt, ra quán ph, gp nhau, câu đu tiên không phi là good morning hay mo-neo gì c mà được thế bng. 

TÂY NGUYÊN DU KÝ Vũ Ngọc Tiến




Khoảng 10 năm lại đây, nhất là sau chuyến tìm mộ chú em hy sinh năm 1972, nỗi ám ảnh chiến tranh và kỷ niệm thời trai trẻ cứ hút hồn tôi về với Tây Nguyên. Nơi ấy có máu xương của mấy chục người bạn học cũ của tôi, thuộc khóa tốt nghiệp phổ thông năm 1964. Nhớ lắm, thằng bạn ngồi cùng bàn Nguyễn Văn Toại nghịch như quỷ sứ và Văn Đức Trì ngồi sau lưng tôi, củ mỉ cù mì nhưng vừa giỏi toán, lý lại giỏi cả văn. Hai đứa cùng chết thảm ở dốc Đầu Lâu phía Bắc thị xã Kon Tum năm 1972. Bạn bè kể lại, trận đánh ấy ta ém quân bị lộ nên cả trung đoàn tan tác, chết hơn 1000 người; trong đó, khóa học sinh lớp 10 trường tôi có đến hơn hai chục đứa chết “tan xác pháo” theo đúng nghĩa của từ này.

Thursday, November 11, 2010

Đường sắt cao tốc & nhửng đòan tàu vét Tưởng Năng Tiến

Nguồn: talawas
02.11.2010


“Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.” (Kiều)
Khi được hỏi “âm thanh của hai chữ hoà bình gợi lên điều gì cho ông,” nhà thơ Viên Linh đã trả lời rằng:
“Tiếng máy xình xịch của xe hoả, khói phun trắng xoá đường rầy, để tôi có thể làm như Tản Đà, chán Sài Gòn thì nhẩy tầu ra Hà Nội. Chán Hà Nội thì nhẩy tàu vô Nam. Và dừng lại chiếc ga xép nơi tôi đã ra đời, đã chơi đùa với con tầu sắt suốt thời niên thiếu: ga Đồng Văn.” (Nguyễn Nam Anh. “Đi xa với Viên Linh.” Văn, 3/1972)

Tiếng nói nghệ thuật: Trực Thăng ‘Made in Vietnam’ của Đinh Từ Thức


Đinh Từ Thức ♦ 13.09.2010





(Trực thăng “Made in Vietnam”- một phần trong triển lãm nghệ thuật của họa sĩ Lê Quang Đỉnh ở MOMA
(photo Chester Higgins Jr. – The New York Times)

Tháng Tám là mùa mưa tại New York. Sáng thứ Hai 23 trời mưa tầm tã, khách viếng Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại (MOMA – Museum of Modern Art) tăng lên bội phần, phải xếp hàng dài tràn ra đường phố đợi phiên được vào. Riêng việc gửi dù và xách tay cũng mất nửa tiếng.



Chuyện Đi, Về – Đọc Nếu Đi Hết Biển Đinh Từ Thức






Đinh Từ Thức  ♦ 13.02.2009



LTS: Cuốn sách Nếu Đi Hết Biển, được nhà xuất bản Thời Văn phát hành tháng 12 năm 2003, cũng là tài liệu chính thức của chương trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt hải ngoại do William Joiner Center thuộc Đại Học Massachusetts ở Boston thực hiện, qua sự tài trợ của Quỹ Rockefeller. Tác giả của cuốn sách này là ông Trần văn Thủy, đạo diễn của hai phim “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện tử tế,“ chiếu trong thập niên 1980.  Được tuyển chọn và cử sang Boston từ Hà Nội, Việt Nam, ông Trần văn Thủy là nghiên cứu viên của đợt thứ ba – cũng là đợt cuối cùng–trong tổng số ba đợt tuyển chọn–của chương trình nghiên cứu tại Trung Tâm Joiner.
Các nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhật Tiến, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Trương Vũ, Wayne Karlin,Tuyết và Chris là những người đã tham dự trong cuộc phỏng vấn của ông Trần văn Thủy, được đúc kết lại trong quyển Nếu Đi Hết Biển.
Bài viết của nhà báo Đinh Từ Thức, tuy là một nhận định về quyển Nếu Đi Hết Biển, và mặc dù đã xuất bản trên những trang báo in từ  năm 2005, vẫn còn thích hợp trong bối cảnh của cuộc tranh luận FOB II hiện nay, vì bài viết mổ xẻ những định nghĩa xung đột về “cộng đồng hải ngoại” của người Việt, cùng những khuynh hướng và kinh nghiệm tương phản giữa người trong nước và ngoài nước.

Tuesday, November 9, 2010

BAUXITE và TƯ CÁCH NHÀ VĂN ( Que Choa )


BAUXITE và TƯ CÁCH NHÀ VĂN


 

Quê choa xin giới thiệu hai bài viết mới nhất của hai nhà văn, một của Lã Thanh Tùng, một của Vũ Ngọc Tiến về vấn đề  Bauxite ở Tây Nguyên, qua đó có thể biết tư  cách của nhà văn   Việt Nam hiện thời đang ở đâu và diễn ra như thế nào trước mỗi sự biến của đất nước. Nhà văn chữ nghĩa kín đáo, mong bà con đọc kĩ mới hiểu hết tâm địa của họ.

( Bai nay duoc viet khi tai nan o Hungary chua xay ra )

BAUXIT… VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÁC
Bút ký của LÃ THANH TÙNG
Chuyến đi “bauxit” của chúng tôi diễn ra trong những ngày siêu bão Ketsana hoành hành dữ dội khắp vùng Tây Nguyên, Trung Bộ. Bão là sự trở chứng của thời tiết, tàn phá mọi thứ dám cản đường nó. Nhưng trong tâm trí chúng tôi dường như còn có cơn bão khác “hiểm” hơn, cơn bão của những luồng thông tin và nhận thức trái chiều, xoay quanh một chủ trương tưởng như rất bình thường của cuộc sống.

Mùa Thu Ở Trại Sikew




Viết bởi Trần Trung Ðạo   
Thứ ba, 26 Tháng 10 2010 00:00


Boston hôm nay trời mưa. Mùa thu đang qua trên thành phố. Lá rơi đầy trên con đường nhỏ và nhiều nhất là trên bãi đậu xe bên hông nhà. Nhìn ra vườn tôi chợt nghĩ đến một cuối tuần bận rộn đang chờ đợi và những việc phải làm để tiễn đưa đám lá vàng khô đi theo luật tuần hoàn của vũ trụ.
Tôi đã đến với nhiều mùa thu trên nước Mỹ nhưng mùa thu New England với tôi vẫn là mùa thu đẹp nhất. Mỗi năm hàng trăm ngàn người đổ về các tiểu bang miền Đông Bắc chỉ để xem lá vàng. Hầu hết khách sạn thường được giữ chỗ từ nhiều tháng trước. Dân chúng trong các khu vực quanh hồ Winnipesaukee hay vùng ven núi White Mountain ở New Hampshire và Washington Mountain ở Vermont lại có dịp sửa soạn nhà cửa để cho du khách mướn. Thật vậy. Khi đứng trên đỉnh Loon Mountain nhìn xuống mặt hồ thu phản chiếu những cánh rừng phong đỏ rực, dù một người có tâm hồn khô khan, chai đá bao nhiêu cũng không khỏi nghe lòng dâng lên một niềm xúc cảm đầy thi vị. Đó là phút hồi sinh của mối tình đầu để nghe lòng khe khẻ hát “người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây”.
Mùa thu là mùa của thi ca, là nguồn cảm hứng cho bao nhiêu bài thơ tình tuyệt vời của nhiều thi sĩ. Hai câu thơ “Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô” có thể là tưởng tượng của nhà thơ Lưu Trọng Lư nhưng ở Vermont là chuyện rất thường xảy ra vào mỗi đầu tháng Mười. Có khi xe phải dừng lại một đoạn khá dài để chờ cho cặp tình nhân nai chầm chậm dẫm lên trên xác lá băng qua đường. Phải chăng vì những gì đẹp nhất thường dễ tàn phai nên mùa thu thường được đưa vào văn chương gắn liền với những hạnh phúc vội vàng và chia ly tan nát.
Mười tám năm trước tôi có viết một bài thơ về mùa thu:
Một chiếc lá vừa rơi trên nấm mộ
Thu đã về rồi đó phải không em?
Thoạt nghe như mang âm hưởng của Đinh Hùng trong “Trời cuối thu rồi em ở đâu/Nằm trong đất lạnh chắc em sầu“. Nhưng không phải. Tôi không viết cho một người tình mà viết về một cô gái không quen, 26 tuổi, đã sống, chịu đựng và chết trong một hoàn cảnh vô cùng thương tâm ở trại Sikew Thái Lan.
Tôi nhắc đến mùa thu chỉ vì đó thời điểm tôi viết bài thơ và cũng vì tên em là Thu Cúc, Hoàng Thị Thu Cúc. Ba của em là một cựu công chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị tù và chết trong tù. Em dắt bốn người em và một người cháu vượt biên sang Thái Lan. Cuối năm 1992, gia đình em bị từ chối quyền tỵ nạn chính trị. Phẫn uất trước quyết định quá phũ phàng của Cao Ủy, em treo cổ tự tử. Tấm hình em nằm bên cạnh cuộn dây đã được nhiều báo Pháp đăng và câu chuyện cũng đã được các hãng tin quốc tế gởi đi từ Bangkok.
Trong lúc trại tại các quốc gia khác, đồng bào tỵ nạn là những thuyền nhân đúng với định nghĩa, đồng bào tỵ nạn tại Thái Lan bao gồm một số không ít đã vượt biên bằng đường bộ qua ngã Campuchia. Tôi không biết Thu Cúc và các em đến Thái bằng ngã nào. Nói đến Thái Lan là nói đến thảm cảnh hải tặc đã và đang ám ảnh trong tâm trí của nhiều đồng bào bất hạnh. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi ghe tỵ nạn trong hải lộ từ Việt Nam vào vịnh Thái Lan đã bị hải tặc tấn công trung bình 3.2 lần. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ghi nhận 881 vụ hảm hiếp. Tuy nhiên con số đó như chúng ta biết chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế bi thảm mà đồng bào ta đã gánh chịu.
Những năm đầu của thập niên 90, tôi và bạn bè sinh hoạt trong phong trào Chống Cưỡng Bách Hồi Hương ở Mỹ để yểm trợ đồng bào đang chống cưỡng bách hồi hương ở các trại tỵ nạn. Chúng tôi không phải là hội đoàn hay tổ chức gì mà chỉ là một nhóm nhỏ từ VietNet và các tổng hội sinh viên. Công việc chính của chúng tôi là quyên tiền cho các trại qua hình thức các buổi đi bộ phần lớn do LAVAS tổ chức, cho các cơ quan đang giúp đồng bào làm hồ sơ tỵ nạn và gởi thư đến chính giới của nhiều nước kêu gọi họ tiếp tục nhận người tỵ nạn Việt Nam. Chúng tôi thường đặt bàn ở các chợ để phân phối tài liệu về các thảm cảnh đang diễn ra cho số phận hàng trăm ngàn đồng bào đang chờ thanh lọc ở các trại Đông Nam Á.
Những cố gắng của chúng tôi chỉ là những hạt nước nhỏ, không thay đổi được gì. Rất nhiều đồng bào ở các trại Sikew, Galang, Pulau Bidong, Whitehead phẫn uất và đã chọn cách phản đối trong tuyệt vọng. Một Hoàng Thị Thu Cúc ở Sikew, 26 tuổi, treo cổ, một Lâm Hoàng Mạnh ở Pulau Bidong, 22 tuổi, nhảy xuống vực sâu, và cũng có trường hợp đáng thương hơn như em Lưu Thị Hồng Hạnh chỉ mới 16 tuổi trong diện không thân nhân đã tự thiêu.
Nhân loại có nhiều cách sống nhưng có lẽ trên thế giới này không có một dân tộc nào lại có nhiều cách chết hơn dân tộc Việt Nam.
Tôi hay nghĩ đến đến những chịu đựng, những cách chết thương tâm của đồng bào mình trong một giai đoạn lịch sử đầy biến cố. Đất nước chúng ta có một thời như thế. Một thời, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì mình trân quý nhất để ra đi tìm tự do. Một thời, những bài ca không còn được phép hát lên thay cho lời tỏ tình của những kẻ mới yêu nhau. Một thời, những bài thơ không còn được khắc lên hàng phượng đỏ trong sân trường làm chứng tích cho mối tình học trò đầy kỷ niệm. Một thời những căn nhà thân yêu đã bị thay đổi chủ và những trường học, những con đường thân quen đã bị đổi thay tên.
Trên website của tôi, bên cạnh bài thơ Vĩnh Biệt Em, Thu Cúc, là bức hình bốn người em ruột và một người cháu đang ngồi chung quanh thi hài đắp vải trắng của Thu Cúc. Chiếc dây đã được tháo khỏi cổ ra nhưng vẫn còn đặt bên cạnh em. Cả gia đình ngồi chung quanh em trong căn phòng đầy bóng tối. Không một ai nói lời nào. Bến bờ tự do còn quá xa xôi nhưng cánh chim đầu đàn vừa trúng đạn. Vách đá vô tri. Lời than vô nghĩa. Ngôn ngữ dù phong phú bao nhiêu cũng không thể nào tả được nỗi đau thương của các em lúc đó.
Mười tám năm sau.
Cách đây không lâu, một độc giả viết vào mục ý kiến bằng tiếng Anh phía dưới bài thơ. Tôi xin dịch ra tiếng Việt: “Tôi đánh tên của chị tôi trong Google và tìm được bài thơ này, và cũng thấy hình của 3 người anh, tôi, và cháu trai. Tôi cảm thấy thật buồn. Đó là ngày buồn nhất trong đời. Tôi sẽ không bao giờ quên ngày đó. Cám ơn ông Trần Trung Đạo, người đã viết bài thơ để san sẻ với hương hồn của chị tôi và san sẻ với chúng tôi về cái ngày khủng khiếp trong cuộc đời của chúng tôi. Tôi sẽ thương, sẽ nghĩ về và sẽ không bao giờ quên chị cho đến cuối đời mình. Tất cả gia đình tôi hiện đang sống ở Mỹ (tiểu bang Maryland). Tôi là người ngồi thứ hai từ phía trái và bà con trong trại ngày đó gọi tôi là CuBi”.
Tôi rất mừng khi đọc được ý kiến của CuBi. Hoàng Thị Thu Cúc đã chết trên đất Thái xa xôi để lại bốn người em trong đó có CuBi, ngày đó còn rất nhỏ. Chết là thách thức, võ khí và hy vọng cuối cùng của một con người trước hoàn cảnh. Em chọn cái chết, có thể một phần, vì nghĩ rằng chỉ với cách đó Cao Ủy mới chấp thuận cho các em của em được định cư. Thu Cúc nghĩ đúng, gia đình còn lại sau đó đã được công nhận quy chế tỵ nạn như CuBi đã viết dù đã trả bằng một giá quá đắt.
Đúng, sai, nên, không nên đều chỉ là những phán xét của hôm nay và vô nghĩa đối với những người ngày đó đang quằn quại trong vực thẳm.
Cám ơn Hoàng Thị Thu Cúc. Thân xác em như chiếc lá thu ngoài sân trại tỵ nạn Sikew ngày nào, đang hòa tan vào trong lòng đất nhưng cũng từ nơi đó những bụi Cúc vàng xinh đẹp và đầy hy vọng cho tương lai sẽ vươn lên.
 
Trần Trung Ðạo
******************
 
Vĩnh Biệt Em, Thu Cúc

( Gửi hương hồn em Hoàng Thị Thu Cúc
Trại Sikew, Thái Lan)

Con chim nhỏ chiều nay không hát nữa
Trại Cấm buồn tia nắng cũng vàng hơn
Ðôi mắt khép cuộc đời em đóng cửa
Ðường về Nam phảng phất một linh hồn

Em trở lại bóng ma từ viễn xứ
Cổng trường xưa nghe đá rỉ mồ hôi
Như nước mắt đong đầy trong quá khứ
Bướm hoa ơi, vườn mộng cũ đâu rồi ?

Khi treo cổ bằng sợi dây oan nghiệt
Em nghĩ gì về đất nước mai sau
Chúng ta có quá nhiều điều thua thiệt
Trách chi em ước vọng đã phai màu

Hai chữ tự do treo trên thánh giá
Tiếng kinh cầu không đủ sáng vô minh
Em run sợ nhìn loài người giương ná
Con chim non trúng đạn chết vô tình

Một chiếc lá vừa rơi trên nấm mộ
Thu đã về rồi đó phải không em
Anh chợt thấy bàng hoàng trong tuổi dại
Một tình thương tha thiết sẽ không quên

Chúng ta lớn với trăm điều mất mát
Tuổi thơ qua theo dấu đạn bom cày
Quê hương đó vẫn chìm trong tiếng khóc
Vẫn hận thù chồng chất xuống tương lai

Vĩnh biệt em, người con yêu xứ Huế
Ngủ đi em, đừng oán hận cuộc đời
Anh đứng lặng nghe đau từ tim phế
Xin thơ này lau vết máu em rơi.

Trần Trung Ðạo