Wednesday, 5 August 2015
“Fields” Toán Học Ngô Bảo Châu: "Số
tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các
tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú
hoang, mà bỏ ra 1.400 tỷ để xây tượng đài thì: “hoặc là khốn nạn, hoặc là thần
kinh"(*)
Mấy ngày qua, sự việc HĐND tỉnh Sơn
La thông qua nghị quyết đề xuất và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký phê duyệt
công trình xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại Sơn La với mức kinh phí 1.400 tỉ
đồng.
Tức khắc như một “scandal” tai tiếng,
gây ra làn sóng phản ứng của báo chí truyền thông và cộng đồng mạng trong,
ngoài nước. Có nhiều ý kiến cho rằng nên cẩn trọng, thậm chí dừng lại ở thời
điểm này, trong đó không ít cá nhân có “số má” uy tín của “nhà nước, đảng ta”.
1.400 tỷ: “Không thể hiểu nổi, không
thể chấp nhận được” và duyệt chi 1.400 tỷ
đó thì: “hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”. (ông Cao Sĩ
Kiêm và GS Ngô Bảo Châu)
Đại biểu QH Cao Sĩ Kiêm nói
rằng: “việc Bộ Tài chính phải đề xuất Ngân hàng nhà nước cho ngân sách
vay thêm 30 nghìn tỷ đồng là minh chứng rõ nhất cho thấy ngân sách nhà nước
đang khó khăn như thế nào. Vì thế, việc Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La quyết
định ra nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài với tổng mức đầu tư 1.400
tỷ đồng là điều “không thể chấp nhận được”. Một Tỉnh mà năm 2014 phải xin hàng
nghìn tấn gạo để cứu đói cho nhân dân nhưng quyết định chi đến 1.400 tỷ đồng để
xây dựng tượng đài là: "không thể hiểu nổi”. (tienphong.vn -5/8/2015)
Riêng nhà toán học “Fields” Ngô Bảo
Châu thì cương trực cụ thể hơn. Trên trang Facebook cá nhân, chia sẻ công khai
ý kiến của ông về vụ dựng tượng đài Hồ Chí Minh: “Số tiền này đủ để xây
toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con
ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỷ
để xây tượng đài thì: “hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.(*)
Dù “chính xác” như toán học, nhưng
chỗ này với giáo sư Ngô Bảo Châu là chưa đúng, đáp số của nó tương đối chính
xác không phải “hoặc” mà chắc chắn cả hai: Vừa “thần kinh + khốn nạn”.
Bởi vì: Căn cứ trên hình ảnh, tàng thư lưu trữ trong, ngoài nước, nhân
chứng vật chứng còn hiện diện, không thể nào bác bỏ được thì Hồ Chí
Minh là một kẻ “giết người”, không phải một mà là hàng trăm ngàn người
mà đích thân “thủ phạm” này đã nhận tội không chối cãi khi công khai nhỏ lệ hối
tiếc trước nhân dân đồng bào miền Bắc sau việc giết người đã hoàn thành. Rất
hiển nhiên là đương sự (HCM) không triển khai chỉ đạo cụ thể thì không một cấp
dưới nào dám thi hành việc giết... rất nhiều người này...
Ảnh tư liệu lịch sử (HCM Và Phạm Văn
Đồng) trưng bày trong triển lãm Cải cách ruộng đất 1946-1957 khai mạc
sáng 8-9-2014 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội.(ttxva.net).
Tội “giết người” dù gián tiếp hay
trực tiếp từ thời quân chủ phong kiến nằm trong khung tội “đại hình” ngày nay
là tội phạm “hình sự” – Nghiêm trọng hơn hành vi giết người của thủ phạm Hồ Chí
Minh nó gây ra khủng hoảng ly tán nhân bản, đạo lý, tình người, sâu sắc trong
lòng dân tộc từ chiến dịch đấu tố “vu oan gá họa” để giết hại hàng trăm ngàn
người dân vô tội (CCRĐ).
Đây là “công trạng” giết người cần
phải đúc tượng tôn vinh?
Chưa dừng lại ở đó, hành vi tiếp theo
của tội phạm này là lấy gần 4 triệu sinh mạng (một thế hệ thanh niên 2 miền Nam
Bắc VN) để “mua” một “Chủ nghĩa xã hội” ảo tưởng không có thật trên cõi đời
này, mà ngày nay 90% những quốc gia CS trên thế giới đã nguyền rủa chôn lấp nó
mà toàn dân VN và “nhà nước, đảng ta” đang chứng kiến. Bằng chứng là đây:
“Để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn
thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới, tôi sẵn sàng mua chiến thắng
đó (XHCN) dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN
cuối cùng”(Lời: HCM).
Vậy thì rõ ràng không một ai có tri
thức nhân bản bình thường lại có một hành vi “bệnh hoạn” lên phương án xây dựng
và duyệt chi một khoản tiền khổng lồ để đúc tượng một “tội phạm” giết người
hàng loạt dã man như thế, trừ khi đó là những bệnh nhân “thần kinh” như GS Ngô
Bảo Châu đề cập.
“Khốn nạn” là sau khi giết oan hàng
trăm ngàn đồng bào mình như thế, từ đó đến nay 2/3 thế kỷ (70 năm) người ta
không thấy một “hốc cây” hay “gò đất” nào ở bất cứ đâu mà cá nhân thủ phạm hay
chế độ nhà nước có trách nhiệm liên quan đặt một bát hương gọi là để tưởng nhớ
tiếc thương hàng trăm ngàn oan hồn nạn nhân đồng bào vô tội? Nhưng “thủ phạm”
gây ra thì được xây, đúc hàng loạt tượng tôn vinh vô cùng tốn kém mồ hôi nước
mắt của nhân dân mà… hình như vẫn còn tiếp tục (1.400 tỷ Sơn La chẳng hạn) thì
có còn từ ngữ nào để chỉ ra hành vi này ngoài cái từ là: Khốn Nạn.
Hùng Vương Âu Lạc, tiền nhân ơi? 4.000
năm Văn Hiến, sao đất trời lộn ngược? Chân lý đảo điên? Súc vật, sâu bọ đội lốt
người.
5/8/2015
No comments:
Post a Comment