Monday, March 21, 2011

New America Media

LTS: Lâm Quang Thi là cu Trung Tướng Quân Lc Vit Nam Cng Hòa và tác gi ca quyn Hai Mươi Lăm Năm Thế K: Hi ký ca mt Tướng Lãnh Min Nam t Chiến Tranh Đông Dương đến Ngày Sàigòn Sp Đ và gn đây, Ha Ngc An Lc: Cuc Xâm Lăng dp Phc Sinh 1972 và Trn Chiến Cu Vit Nam Cng Hòa. Nguyên văn Anh ng bài bình lun dưới đây ca ông đã xut hin trên phn tin quc tế ca website New America Media ngày 8 tháng 9 năm 2010.




Khi bà Hillary Clinton lên tiếng tại diễn đàn vùng của khối ASEAN ở Hà Nội vào tháng Bảy vừa qua rằng vì quyền lợi của Hoa Kỳ mà vấn đề chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết bằng thương thảo, không bằng võ lực, nó đã gây xúc động trong toàn khu vực. Không giống quan điểm hòa giải của chồng bà đối với một Trung Quốc bành trướng, vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ có vẻ như đã sẵn sàng thách thức sự chế ngự của Trung Quốc tại Biển Đông khi bà tuyên bố, “Chúng tôi chống lại việc sử dụng hay đe dọa bằng võ lực của bất cứ phía nào đòi chủ quyền.” Bây giờ Hoa Kỳ đã giữ lời hứa của mình bằng cách tham gia tập trận chung với láng giềng của Trung Quốc, là Việt Nam.

Lời tuyên bố của bà đã đụng vào một huyệt đặc biệt ở Việt Nam, đất nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gây hấn của Trung Quốc. Kết quả trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung quốc năm 1988 là Hải quân Việt Nam gần bị tiêu diệt.

Thật ra, hải quân Trung Quốc vẫn thường xuyên sát hại hoặc quấy nhiễu ngư phủ người Việt hành nghề trong phạm vi lãnh hải Việt Nam. Những rắc rối này đã tăng thêm đường lối bành trướng cố hữu của Trung Quốc: Đoạt quần đảo Hoàng Sa năm 1974; chiếm giữ quần đảo Trường Sa năm 1979; và lấy 12.000 kí-lô mét vuông lãnh hải thuộc Vịnh Bắc Bộ do Hà Nội nhượng cho, theo Hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000.

Giới trẻ Việt Nam đã đổ xô vào các cuộc thảo luận trên Internet (internet chat room) để ca ngợi khẳng định mới của Hoa Kỳ như là một đối trọng cần thiết cho chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Một ký giả viết rằng lời tuyên bố của bà Clinton “làm rạng rỡ nét mặt của người dân trong thế bí và buồn rầu vì mối lo mất nước.” Một nhà báo Việt Nam cho biết ông định viết thư cho Tổng thống Obama để khen ngợi ông về việc đã cứng rắn đương đầu với đe dọa mới của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Để thêm nanh vuốt cho lời tuyên bố của bà Clinton, siêu mẫu hạm trang bị nặng George Washington đã làm một chuyến đi qua Biển Đông, dọc theo bờ biển Việt Nam vào tháng Tám – sau khi đã có cuộc tập trận lớn cuối tháng 7 vừa qua cùng với hải quân Nam Hàn, tiếp theo vụ một tầu chiến Nam Hàn bị chìm với lời tố cáo là trúng thủy lôi của Bắc Triều Tiên. Một nhóm viên chức cao cấp Việt Nam cả quân và dân sự đã được cho bay tới mẫu hạm tại chỗ 200 dậm cách Đà Nẵng, nơi đoàn quân chiến đấu của Mỹ đầu tiên đổ bộ vào năm 1965. Hai ngày sau chuyến thăm mẫu hạm George Washington, diệt lôi hạm USS John McCain đã viếng cảng Đà Nẵng, để tham dự huấn luyện cùng với hải quân Việt Nam.


Siêu mẫu hạm USS George Washington hoàn thành cuộc tập trận với quân đội Nam Hàn vào cuối tháng 7 ở vùng biển Đông Bắc Á

Tuy nhiên, điều làm Trung Quốc tức giận hơn cả không phải là những chuyến thăm Việt Nam của hải quân Mỹ, mà là những tường trình về một thỏa hiệp Mỹ-Việt gây tranh cãi liên hệ tới năng lượng nguyên tử và kỹ thuật có thể cho phép Việt Nam tinh chế uranium trên lãnh thổ của mình. Một Việt Nam có võ khí nguyên tử, về lâu dài, có thể tạo thành một thứ đe dọa kinh khủng cho tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc hơn là bây giờ.

Lạc giữa hàng lối mới về địa chính trị và gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, đó là thực tế khiến Việt Nam bị lâm vào thế khó xử về chính trị. Có một câu nói trong giới chính trị ở Việt Nam là nếu nhượng bộ Trung Quốc thì mất nước, nhưng nếu đi theo Hoa Kỳ thì mất Đảng, vì sự tràn ngập của ý tưởng mới, kỹ thuật và tiền sẽ làm gia tăng tiến độ dân chủ hóa và chung cuộc là sự sụp đổ của chế độ tham nhũng và không được lòng dân.

Đối với các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam, đó là tình trạng đằng nào cũng thua thiệt. Sự tiếp tục suy thoái về toàn vẹn lãnh thổ quốc gia có thể đưa đến chỗ dân chúng nổi dậy. Ngay cả một cuộc nổi loạn trong hàng ngũ quân đội cũng có thể xẩy ra. Đó là những người đã tham gia trận chiến Cao Bằng đẫm máu chống Trung Quốc năm 1979, và họ ngày càng gia tăng bực bội với giới lãnh đạo đảng về thái độ thần phục trước kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam từ phương Bắc.

Về phía Hoa Kỳ, đây là cơ hội một lần nữa trong vị trí hành xử cái thế của mình trong khu vực chiến lược của thế giới. Bằng cách ra điều kiện hỗ trợ về quân sự để được Hà Nội chịu thăng tiến về nhân quyền, Hoa Kỳ có thể giúp bảo đảm một Việt Nam tự do dân chủ để có thể đủ khả năng đương đầu với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

Mỉa mai thay, 35 năm sau khi thất bại nhục nhã, Hoa Kỳ — không cần bắn một phát súng – đã tới gần hơn bao giờ hết việc thực hiện mục tiêu nguyên thủy của mình là một Việt Nam không Cộng sản. Một mục tiêu mà 58.000 người Mỹ và hàng trăm ngàn người Nam Việt Nam đã phải hy sinh tính mạng của mình.

No comments:

Post a Comment