Monday, March 21, 2011

Tôi Không Có Kẻ Thù


Lưu Hiểu Ba

Phỏng vấn luật sư Trần Đình Triển về phiên tòa sắp tới liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ


Đăng bởi bvnpost on 12/03/2011
Bài được cập nhật lúc 13 giờ, ngày 12 tháng 3 năm 2011
Được biết Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ ra tòa vào ngày 24 tháng 3 sắp đến với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", có khung hình phạt từ 3 đến 12 năm tù; và một trong những luật sư tham gia bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ là luật sư của Văn phòng Luật sư Vì dân Trần Đình Triển.Bauxite Việt Nam phỏng vấn LS Trần Đình Triển về một số vấn đề liên quan đến phiên tòa.
Bauxite Việt Nam
- BVN: Xin Luật sư cho biết trong phiên tòa sắp tới liên quan đến ông CHHV có bao nhiêu LS được tham gia bào chữa? Là luật sư bào chữa cho ông CHHV, có điều gì làm LS trăn trở không?

Internet và ngoại giao Việt Nam




Đọc bản tin của TTXVN về hồi đáp của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước lời cáo buộc của bà Bộ trưởng Ngoại giao Mĩ, Hillary Clinton, thấy lấn cấn đồi điều. 


Trước hết là bản tin viết sai tên của bà Bộ trưởng Ngoại giao.  Bản tin viết “Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton”, nhưng tên đầy đủ của bà là “Hillary R. Clinton” (chú ý có hai mẫu tự “l” nhé).  Điều thú vị là bản tin dùng từ “Ngoại trưởng”, vốn là một cách gọi thời Việt Nam Cộng Hòa.  Tôi tự hỏi tại sao không là “Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kĩ”?  Nói gì thì nói, việc viết sai tên của một nhân vật quan trọng là một thiếu sót khó chấp nhận được trong quan hệ quốc tế. 

New America Media

LTS: Lâm Quang Thi là cu Trung Tướng Quân Lc Vit Nam Cng Hòa và tác gi ca quyn Hai Mươi Lăm Năm Thế K: Hi ký ca mt Tướng Lãnh Min Nam t Chiến Tranh Đông Dương đến Ngày Sàigòn Sp Đ và gn đây, Ha Ngc An Lc: Cuc Xâm Lăng dp Phc Sinh 1972 và Trn Chiến Cu Vit Nam Cng Hòa. Nguyên văn Anh ng bài bình lun dưới đây ca ông đã xut hin trên phn tin quc tế ca website New America Media ngày 8 tháng 9 năm 2010.


Trả lời phỏng vấn về vấn đề kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng


Nguyễn Quang A
Dưới đây là nội dung anh Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, trả lời phỏng vấn của phóng viên một tờ báo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 10-3-2011. Nay chưa thấy tờ báo đó đăng; có lẽ là không dám đăng. Người ta chỉ muốn trí thức góp ý riêng với các cơ quan hữu trách, để nếu không thích thì có thể tùy tiện đút vào ngăn kéo, không cần tìm hiểu và cũng không cần trả lời. Thậm chí sau khi IDS bị bức tử, Thủ tướng Nguễn Tấn Dũng còn chỉ thị: “Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ có hình thức xử lý thích hợp, đúng quy định của Đảng và Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện Nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện nghiên cứu phát triển (IDS).” Đến bao giờ chúng ta mới có xã hội dân sự đích thực, chứ không phải trên những lời hô hào suông?
Bauxite Việt Nam
1. Từ vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân đến kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng, đây là vấn đề lớn được đa số đại biểu biểu quyết thông qua tại Đại hội XI. Anh có ý kiến gì về vấn đề này?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Trả lời. Đấy là quyết định không lạ của Đảng CSVN. Vì thực ra về mặt kinh tế Việt Nam đang xây dựng chủ nghĩa tư bản chứ chẳng còn nền tảng gì của chủ nghĩa xã hội nữa. Nên Đảng CSVN cũng phải “diễn biến hòa bình” để trở thành đảng tư sản. Trung Quốc cũng thế. Họ làm trước rồi nay ĐCSVN cũng làm vậy. Cái tên ĐCSVN thực ra chỉ là cái tên cũ.
2. Theo anh, vì sao lại có sự thay đổi mang tính lý luận căn bản như thế?
Trả lời: Lý luận hiện thời của ĐCSVN là một mớ lý luận chắp vá, muốn tồn tại chắc chắn phải vất bỏ cái lý luận cũ đi và theo lý luận khác, thí dụ của đệ nhị quốc tế, chứ không phải khư khư giữ lý luận leninist-stalinist (mà chủ yếu là giữ độc quyền cho chính đảng mình), làm như vậy thì sẽ bị lịch sử vất vào sọt rác. Còn theo đường lối dân chủ xã hội như các nước Bắc Âu (và cả Âu châu bây giờ) thì sẽ còn có thể giữ được quyền chính trị, quyền kinh tế và quyền văn hóa (nhưng phải chấp nhận mất độc quyền chính trị). Không có cách khác. Việc kết nạp các nhà tư sản hay tư bản vào ĐCSVN chưa chắc đã dẫn đến sự thay đổi dân chủ đó, nhưng có thể (khi đó ĐCSVN với cương lĩnh mới chấp nhận đa nguyên chính trị, và nên đổi tên) và khi đó ĐCSVN (hay với tên mới) sẽ còn có tương lai. Ngược lại thì sẽ bị lịch sử vất vào sọt rác.
3. Điều đó có làm thay đổi bản chất của Đảng, hay đó là một sự thay đổi phù hợp với thực tiễn mà không mâu thuẫn với nền tảng tư tưởng của Đảng, của CNXH?
Trả lời: Bản chất đã thay đổi từ lâu rồi (vẫn giữ cái phần độc quyền xấu mà cần phải vứt bỏ). Làm như thế (tức là theo đệ nhị quốc tế hiện đại =  dân chủ xã hội kiểu Âu châu) là hội nhập vào trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa duy nhất còn tồn tại và có sức sống. Đấy là cách làm hợp với trào lưu thế giới, hợp với lòng dân và sự phát triển của đất nước
4. Theo anh, việc thay đổi đó sẽ giúp gì cho sự phát triển của đất nước?
Trả lời: Nếu vẫn giữ độc tài chính trị thì KHÔNG giúp gì cho sự phát triển đất nước cả, nhưng nếu đi theo con đường dân chủ xã hội được nêu ở trên thì ĐCSVN (hay với tên mới) còn có vai trò và sẽ có thể giúp ích tốt cho sự phát triển của đất nước.
5. Anh dự đoán về việc đón nhận thay đổi này của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân? Liệu họ có hào hứng?
Trả lời:  Nếu vẫn giữ độc quyền, sẽ thu hút được những kẻ cơ hội, muốn vào ĐCSVN để lợi dụng quyền lực kiếm chác trong kinh doanh. Nếu (đổi tên) theo đường dân chủ xã hội thì chắc sẽ thu hút được một số doanh nhân lành mạnh.
Người được phỏng vấn gửi trực tiếp cho BVN.

Wednesday, March 2, 2011

Internet và ngoại giao Việt Nam

FRIDAY, FEBRUARY 18, 2011

Đọc bản tin của TTXVN về hồi đáp của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước lời cáo buộc của bà Bộ trưởng Ngoại giao Mĩ, Hillary Clinton, thấy lấn cấn đồi điều. 

Trước hết là bản tin viết sai tên của bà Bộ trưởng Ngoại giao.  Bản tin viết “Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton”, nhưng tên đầy đủ của bà là “Hillary R. Clinton” (chú ý có hai mẫu tự “l” nhé).  Điều thú vị là bản tin dùng từ “Ngoại trưởng”, vốn là một cách gọi thời Việt Nam Cộng Hòa.  Tôi tự hỏi tại sao không là “Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kĩ”?  Nói gì thì nói, việc viết sai tên của một nhân vật quan trọng là một thiếu sót khó chấp nhận được trong quan hệ quốc tế. 
Kế đến là cách nói quanh co, lòng vòng.  Bà Clinton cáo buộc rằng “Internet vẫn bị hạn chế bằng nhiều cách. […]tại Việt Nam, những blogger nào chỉ trích chính phủ bị bắt bớ.” Một cáo buộc rất cụ thể.  Còn trả lời của bà Nguyễn Phương Nga thì lặp lại một câu hết sức nhàm chán “Ở Việt Nam các quyền tự do, dân chủ của mọi người dân, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật và được đảm bảo thực hiện trên thực tế,” rồi bà nói tiếp “Internet được tạo điều kiện thuận lợi và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tính đến tháng 12/ 2010, có gần 26,8 triệu người tại Việt Nam  sử dụng Internet, chiếm 31,11% dân số, trong đó có hơn 1,5 triệu blog cá nhân. Tuy nhiên, cũng như ở các quốc gia khác, mọi thông tin trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia.” Sự phát triển internet ở Việt Nam là sự thật, cũng như sự phát triển internet ở nhiều nhiều nước khác cũng là sự thật.  Những con số về số người sử dụng internet có ăn nhập gì đến việc bắt bớ blogger?  Còn “cũng như ở các quốc gia khác” là quốc gia nào?  Nói tóm lại, nguyên câu phát ngôn không trả lời được cáo buộc của bà Clinton.  Có hay không có các vụ bắt bớ blogger phê bình Nhà nước?  Có thì nói có, không thì nói không.  Thế thôi.  Tự do thông tin, vậy tại sao ngăn chận facebook, tại sao có chuyện đánh sập mấy trăm blog hay website “lề trái”?  Sao lại trưng bày con số phần trăm chính xác đến 2 số lẻ?  Để nói lên cái gì? 
Những hồi đáp trên chỉ hiện diện trong phần tiếng Việt trên website của Bộ Ngoại giao, chứ phần tiếng Anh thì hoàn toàn không có.  Chẳng hiểu hồi đáp đó nhắm vào ai, đối tượng nào?  Có lẽ nhắm vào độc giả Việt Nam chứ không phải bà Clinton? 


Mà, cũng lạ: ngày cuộc họp báo ngày 17/2 mà bà Nguyễn Phương Nga không hề nhắc đến cuộc xâm lăng của bọn bành trướng Tàu gây ra cái chết cho hàng vạn người Việt Nam!  
Ôi, ngoại giao Việt Nam! 
PS. Mới ghé qua trang web tiếng Anh của Bộ Ngoại giao tôi mới thấy có nhiều chỗ họ viết tiếng Anh không nhất quán, có khi không chuẩn.  Chẳng hạn như họ viết "Office of Vietnamese Ministry of Foreign Affairs" (thiếu mạo từ), hay như cái tên "Vietnamese Ministry of Foreign Affairs" (mà theo tôi đáng lẽ phải là Vietnam chứ không phải Vietnamese, hay trịnh trọng hơn là "Ministry of Foreign Affairs of Viet Nam"  -- người ta nói US Department of State chứ có ai nói "American Department of State" đâu). Trong phần người phát ngôn, phía trên thì đề là "Spokesman of the Ministry of Foreign Affairs of Viet Nam", nhưng phía dưới thì viết "Spokeswoman of the Ministry of Foreign Affairs of Viet Nam"  Loạn.  Còn rất nhiều câu chữ thiếu chuẩn như thế trong trang web. Một trang web của Bộ Ngoại giao mà còn như thế thì phải nói là ... quá thất vọng.
Posted by Nguyễn Văn Tuấn at 2:23 PM
Links to this post