Sunday, February 27, 2011

Đừng hành xử như những kẻ vô ơn.


Ăn cây táo nhưng lại đi rào cây soan 

Chưa bao giờ người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ lại có đầy dẫy cơ hội làm việc từ thiện như những lúc gần đây.
Tuần trước tôi nhận được email của cô bạn học cũ xin tiền giùm một linh mục ở Việt Nam để lo cho trẻ em nghèo bên đó. Hôm sau tôi lại nhận được một email khác của người bạn mời đi xem anh ta hát với một số bạn trẻ khác ở Star Performing Art Center kèm theo lời nhắn gửi là 80% tiền thu được sẽ được gửi về Việt Nam giúp người nghèo. 

Thursday, February 3, 2011

THƯ CỦA TRẦN VĂN THỦY



Được đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 1:32 sáng ngày 27/01/2011 970 lượt xem  8 Bình luận
NTT: Sau khi đăng THƯ NGỎ GỬI NHÀ VĂN TRẦN NGHI HOÀNG của ông Nguyễn Hữu Đính và ông Trần Huy Thuận nhằm minh bạch một câu chuyện đã lâu từ việc “thoại-luận” của TNH về cuốn sách NẾU ĐI HẾT BIỂN của đạo diễn – NSND Trần Văn Thủy, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến bạn đọc rất thích cuộc tranh luận (nếu có) và muốn nhà văn TNH chính thức trả lời thư ngỏ. Nhà văn TNH có gọi điện cho tôi tán thành việc đăng tải thư Email anh gửi tôi, và anh không muốn nói gì thêm (?). Đạo diễn TVT,  cũng không muốn nói trực tiếp vấn đề trên bởi ông cho là đã rõ; nhưng để bạn đọc cũng như nhà văn TNH hiểu rõ hơn, ông đã có một bức thư dài nói về “nội tình” thực hiện cuốn sách với một thái độ lịch lãm vốn có của ông. Được phép tác giả, NTT.ORG xin công bố bức thư này để bạn đọc và nhà văn TNH cùng chia sẻ.

Đường sắt cao tốc & những đoàn tầu vét


Tưởng Năng Tiến
Submitted by TongBienTap on Wed, 11/03/2010 - 08:17
Nguồn: talawas
02.11.2010


“Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.” (Kiều)
Khi được hỏi “âm thanh của hai chữ hoà bình gợi lên điều gì cho ông,” nhà thơ Viên Linh đã trả lời rằng:
“Tiếng máy xình xịch của xe hoả, khói phun trắng xoá đường rầy, để tôi có thể làm như Tản Đà, chán Sài Gòn thì nhẩy tầu ra Hà Nội. Chán Hà Nội thì nhẩy tàu vô Nam. Và dừng lại chiếc ga xép nơi tôi đã ra đời, đã chơi đùa với con tầu sắt suốt thời niên thiếu: ga Đồng Văn.” (Nguyễn Nam Anh. “Đi xa với Viên Linh.” Văn, 3/1972)

TT NGA MEDVEDEV: NẾU MỘT ĐẢNG ĐỘC QUYỀN CHÍNH TRỊ, ĐẤT NƯỚC CÓ NGUY CƠ BỊ TRÌ TRỆ


Th năm, ngày 25 tháng mười mt năm 2010




Trng Thành ( RFI )
Ngày hôm qua, 23/11/2010, tng thng Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra mt thông  đip chưa tng có v nn chính tr nước Nga có nguy cơ rơi vào trì tr trong  tình trng mt đng đc quyn lãnh đo.Thông đip này đã được đưa trên trang blog cá nhân ca ông Medvedev, trong đó tng thng Nga cnh báo tình trng các đng đi lp b loi ra bên l. Thông đip ca tng thng Nga được cho là gián tiếp nhm vào đng cm quyn ti nước này, đng Nước Nga Thng nht. Ông Medvedev khng đnh : “Tình trng trì tr trong đi sng chính tr Nga là rt xu cho c đng cm quyn, cũng như các đng đi lp”.

Quốc Hội: đảng cử hay dân cử?



Đăng ngày 06/12/2010 lúc 12:01:38 EST
 

“… chỉ nội trong đêm, qua các tham luận của một số đại biểu và qua các lá phiếu biểu quyết của Quốc Hội, Ba Lan đã khởi dẫn toàn bộ công cuộc dân chủ hóa Đông Âu theo kiểu quân bài domino…”

Uy quyền của chính phủ
trên các ông dân biểu
Đinh Tấn Lực

Trong quy trình thực hiện loạt phóng sự về kỳ họp thứ 8 của Quốc Hội khóa 12, vào ngày 23/11/2010, hãng thông tấn Ý Dân đã cử phóng viên Ngọc Hà (NH ) hẹn gặp, cùng nhâm nhi café đá, và trao đổi với blogger Đinh Tấn Lực (ĐTL). Dưới đây là nội dung trao đổi giữa hai tay Dân báo:

Vì sao việc bỏ phiếu tín nhiệm chưa đi vào cuộc sống?



Đăng bi: Nguyn Quang Lp | 19.11.2010

 
Đây là một bài phỏng vấn hay. Người hỏi khéo và khôn, người trả lời khôn và khéo. Cả hai đều không tránh né những vấn đề tạm gọi là “gai góc” và “nhạy cảm”. Làm báo thời này như thế  gọi là giỏi.
Năm 2001, QH thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, trong đó bổ sung nội dung: “bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”. Thế nhưng, đã gần 10 năm, nội dung này chưa một lần được thực hiện.

Vì sao cựu dân biểu Hoa Kỳ phản đối thỏa thuận hạt nhân Việt – Mỹ?



Đăng bởi bvnpost | ngày 21-10-2010 |
Thưa quý vị, Hoa Kỳ và Việt Nam đang thảo luận một thỏa thuận chia sẻ nhiên liệu và công nghệ hạt nhân. Nhưng hiện có quan ngại trước thông tin nói rằng hai bên thương thảo về việc Việt Nam được cho phép làm giàu uranium ngay trong nước. Mới đây, hai cựu dân biểu Hoa Kỳ Bill Hendon và John LeBoutillier đã gửi thư lên Tổng thống Barack Obama, kêu gọi nhà lãnh đạo này ‘can thiệp’ trước khi hai nước ký vào thỏa thuận. Nguyễn Trung đã tiếp xúc với một trong hai vị cựu dân biểu này, ông John LeBoutillier, và ghi nhận ý kiến của ông cùng các chi tiết liên hệ đến vấn đề trong ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.

Hồi đầu tháng Tám, tờ The Wall Street Journal lần đầu tiên đưa tin về các cuộc thảo luận hạt nhân giữa hai nước cựu thù.
Tờ báo dẫn lời các nhà lập pháp và các chuyên gia nhận định rằng thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ‘đánh dấu một bước lùi đối với nỗ lực chống phổ biến hạt nhân của Washington’.

TUYÊN GIÁO: CÁI "NGÀNH NGHỀ" GÌ DZẬY?



  • Blogger Tô Hải




http://langdu126.multiply.com/journal/item/164
Ngày hôm nay, 1 /8 /2010, người ta kỉ niệm rình rang 80 năm (?) "truyền thống ngành tuyên giáo VN", một ngành mà có lẽ trên thế giới rất khó ai dịch nổi ra là ngành nghề gì nếu không hiểu nổi nội dung của 2 chữ Tuyên và Giáo của chủ nghĩa Mác-Lê! Nó không chỉ đơn thuần là Tuyên truyền (propagande) và Giáo Dục (éducation) như ở mọi xã hội không cộng sản

“Thần tượng” của Tố Hữu sụp đổ


 Quốc hội Nga thừa nhận tội ác Stalin

Posted on 27/11/2010 by Báo Dân


Lê Diễn Đức : Nghị quyết được thông qua tại quốc hội Nga ngày thứ Năm, 25/11/2010, với 342 phiếu thuận, 57 chống, không ai bỏ phiếu trắng, công nhận vụ giết hại gần 22 ngàn sĩ quan Ba Lan vào mùa xuân năm 1940 là tội ác của chế độ Stalin và Liên Xô là một nhà nước độc tài toàn trị, phải được xem là một thay đổi có tính đột phá.

TRẬN STALINGRAD CỦA VIỆT NAM


Th by, ngày 27 tháng mười mt năm 2010

MT TRN V XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988:

                                                     
 Phm Viết Đào.

Mt s cu chiến binh chiến trường Hà Giang, nhng người thường theo dõi và
yêu mến Blog Phamvietdaonv như Trn Anh Tun, Nguyn Xung Kích, Nguyn Tiến
Viên, Tô Văn Hùng, Bùi Quc Hi, Đinh Xuân Thu, Nguyn Quang Bài…đã nhiu ln
gi đin, viết thư mi Phamvietdaonv lên Hà Giang, đ chng kiến, có thêm tư
liu viết v cuc chiến tranh biên gii đm máu, khc lit và hình như đang b
chôn vùi vào quên lãng. Các cu chiến binh Hà Giang đã rt chăm chú theo dõi k các bài viết v cuc

Phạm Xuân Ẩn và 'The Spy Who Loved Us' (Kết)




01-10-2010 
  
  




Phạm Xuân Ẩn và “The Spy Who Loved Us”


Trước khi nói tiếp về ông Phạm Xuân Ẩn và cuốn "The Spy Who Loved Us" của tác giả Thomas Bass, xin trình bày thêm về 16 huy chương ông Ẩn được nhà nước cộng sản Việt Nam ban tặng; trong số này, có bốn cái đặc biệt tuyên dương sự đóng góp của ông cho bốn chiến dịch quan trọng. Một huân chương dành cho trận Ấp Bắc, một cho cuộc tấn công Sài Gòn vào dịp tết Mậu Thân năm 1968, và hai huân chương hạng nhất, một cái cho năm 1970, khi ông Ẩn đã báo trước cho bộ tư lệnh quân đội cộng sản để tránh được cuộc tấn công của quân đội Hoa Kỳ và miền Nam qua Cam Bốt. Huân chương hạng nhất thứ nhì dành cho vai trò then chốt ông Ẩn đảm nhiệm trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, khi quân đội miền Nam bị tiêu hao lớn trong một nỗ lực đánh qua Lào và cắt đường mòn Hồ Chí Minh năm 1971 bị thất bại. 


Phạm Xuân Ẩn và 'The Spy Who Loved Us' ( I )



Nguyên Hân


Phạm Xuân Ẩn và “The Spy Who Loved Us”


Bản tin cuối cùng gởi đi từ văn phòng Sài Gòn về tổng hành dinh của báo Time ở Nữu Ước vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi thủ đô của miền Nam đang trong cơn hấp hối, vỏn vẹn một dòng chữ như sau: “Tất cả phóng viên người Mỹ đã được di tản vì tình trạng khẩn cấp. Văn phòng báo Time giờ được Phạm Xuân Ẩn điều hành.” Sau đó, người phóng viên này còn gởi thêm ba bản tin nữa trong lúc xe tăng của khi quân đội cộng sản đang tiến vào thành phố. Đó là nhà báo Phạm Xuân Ẩn, vào đảng Cộng sản năm 1953 ở rừng U Minh, một tình báo làm việc cho cộng sản Bắc Việt trong suốt cuộc chiến từ 1954 cho đến 1975.

Mấy ngày trước đó, gia đình ông Ẩn được di tản ra khỏi Việt Nam, và sau đó định cư ở Washington, D.C., Hoa Kỳ. Ông Ẩn nóng lòng hy vọng được đi theo. Vì ngay trong thời điểm đó, giới tình báo Hà Nội e rằng Hoa Kỳ có thể có những hoạt động quân sự ngầm hoặc cấm vận dành cho Việt Nam sau 1975, nên muốn “cài” ông Ẩn qua Mỹ. Ai có thể đóng trọn vai trò tình báo cho một Việt Nam cộng sản ở Mỹ sau 1975 giỏi hơn ông?

Phạm Xuân Ẩn.

Trong suốt hơn 20 năm làm tình báo cho cộng sản Bắc Việt, ông Ẩn đã cung cấp những tài liệu và tin tức quý giá cho họ, đến nỗi “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp vỗ tay với niềm hân hoan sau khi nhận và đọc báo cáo ông Ẩn gởi cho họ.” [trang 6]

Nhưng, Bộ Chính trị quyết định không cho ông ra đi. Sau 1975, nhà báo Phạm Xuân Ẩn, người đã từng hoạt động tình báo cho cộng sản Bắc Việt trong thời chiến tranh Nam Bắc, được phong Anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam, được cấp tổng cộng 16 huy chương, và được lên cấp thiếu tướng công an. Tuy thế, ông vẫn phải đi học hai năm ở Hà Nội về chủ nghĩa Mác Lênin mà ông gọi đùa là “bị đi cải tạo”, bị cấm gặp người ngoại quốc và vợ con ông đã phải trở về lại Việt Nam một năm ngay sau ngày họ ra đi.

Đối với Bộ Chính trị đảng CSVN, ông Ẩn quá thích nước Mỹ và người Mỹ, ông yêu chuộng giá trị dân chủ của người Mỹ và tính vô tư, khách quan của nền báo chí Hoa Kỳ. Ông xem nước Mỹ như là một nước vô tình mà trở thành kẻ thù với ông nhưng ông vẫn thích Mỹ là một nước bạn một khi đất nước giành được độc lập.

Ông Ẩn thú nhận ông bị xung đột văn hoá trong ông. “Tôi làm việc với người Mỹ quá lâu và rồi với ngày qua tháng lại, cái não tôi trở nên phản kháng với sự huấn luyện và tình trạng nhiễm độc của người cộng sản.” Ông tự chỉnh lại: “Ý tôi muốn nói là cái học thuyết của người cộng sản.” [trang 100]

Có lần ông nói: “Tôi có hai mối tình, giống như Josephine Baker. Tôi yêu đất nước Việt Nam của tôi, và tôi yêu Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Khi cuộc chiến chấm dứt, tôi muốn hai nước xích lại gần nhau.” [trang 120]

Sơ lược sự thăng tiến của ông sau 1975 như sau, tháng Một năm 1976, ông được phong Anh hùng Quân đội Nhân dân, là danh dự của quân đội cao nhất nước. Năm 1978, ông mang quân hàm Trung tá, năm 1981 ông thăng lên Thượng tá, năm 1984 ông mang hàm Đại tá, và năm 1990, ông được thăng Thiếu tướng.

Ông qua đời ngày 20 tháng Chín năm 2006 vì bệnh, hưởng thọ 79 tuổi. [trang 259]

Bài này chỉ xin ghi lại một vài điểm thú vị mà người đọc ghi nhận sau khi đọc cuốn “The Spy Who Loved Us” của tác giả Thomas Bass. Ông Bass đã gặp ông Ẩn ở Việt Nam lần đầu tiên năm 1992, và kéo dài cho đến lần cuối vào tháng Một năm 2006 để viết cuốn sách này. Theo ông Ẩn, cuốn sách của Thomas Bass là cuốn sách “viết từ bên trong Việt Nam”, ngụ ý ông Bass đã được ông Ẩn cung cấp nhiều tin tức mà theo lẽ, không được tiết lộ.

Tuy vậy, ông Bass cũng nhấn mạnh một điều, và người viết xin dùng nguyên lời của ông để nhắc với độc giả: “Tuy vậy, độc giả cần được nhắc nhở. Không có một câu chuyện thật duy nhất về cuộc đời ông Phạm Xuân Ẩn, vì cuộc đời ông ta vốn chứa vô số sự thật. Chính cái tên của chính ông ta - Ẩn - cũng mang ý nghĩa “dấu” hay “bí mật””. [trang 8]

Khi kể về thời niên thiếu của mình, ông Ẩn cho hay ông thích phim Tarzan do diễn viên Johnny Weissmuller đóng. “Đó là một giấc mơ tự do đẹp tuyệt trong rừng sâu. Tôi nghĩ dưới chế độ cộng sản tôi sẽ như Tarzan. Tôi đưa giấc mơ này vào cuộc cách mạng.” “Hãy nhìn vào Tarzan!” ông la lớn. “Tarzan có cái gì đâu? Chỉ có cái khố. Khi anh là một người cộng sản, anh trở thành một Tarzan, vua rừng sâu. Vâng tôi là một người cộng sản. Cộng sản là một lý thuyết rất đẹp, nhân đạo nhất. Lời rao giảng về Thượng đế, về đấng Sáng tạo cũng đẹp như thế. Chủ nghĩa cộng sản dạy cho con người thương yêu nhau, chứ không phải giết nhau. Cách duy nhất để làm được điều này là mọi người cần trở thành anh em với nhau, có thể mất cả triệu năm để đạt được. Đó là một điều hoang tưởng, nhưng đẹp.”


Tác giả Thomas Bass. Nguồn: http://www.thomasbass.com/index.htm

Tác gỉa Bass cho rằng “là một nhà phân tích chính trị, ông Ẩn đã biết Chủ nghĩa Cộng sản là một thượng đế đã thất bại, chịu trách nhiệm cho hằng triệu cái chết trong thế kỷ hai mươi, và ông hiểu một cách sâu sắc những giới hạn của chế độ cộng sản mà ông đang sống trong đó.” Tuy nhiên, ông Ẩn đã phải chọn cho mình một tổ chức để đấu tranh chống Pháp giành độc lập, ông nói ông không có sự chọn lựa nào khác hơn là đảng Cộng sản trong thời điểm đó. [trang 26]

Mùa Xuân năm 1945, ông Ẩn bỏ học và gia nhập Cộng sản, “kẻ thù đầu tiên của chúng tôi là người Nhật hiện đang chiếm đóng nước tôi.”

Nhưng về sau ông Ẩn thừa nhận Cộng sản đã phạm nhiều sai lầm. “Chủ nghĩa cộng sản kiểu Mao Trạch Đông hay kiểu Stalin – tôi không thích loại cộng sản này. Họ tạo ra một dạng chủ nghĩa cộng sản cho họ . Họ truyền bá lý thuyết của chính họ nhằm trục lợi cho chính mình.”

Tuy xem chủ nghĩa cộng sản vẫn là vị thánh nhân từ, ông Ẩn vẫn xác định: “Chúng tôi đấu tranh không vì chủ nghĩa cộng sản nhưng cho sự độc lập và thống nhất đất nước. Đó là điều mà đa số người dân mong muốn. Điều này khác với đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản.” [trang 38]

Nói về cuộc Chiến tranh Việt Nam, ông Ẩn cho rằng Hoa Kỳ không thua cuộc chiến. “Không, Hoa Kỳ không thua cuộc chiến,” ông xác nhận. “Chúng tôi đánh trận chiến mà Clausewitz gọi là cuộc chiến tranh toàn diện, khi cả nước được huy động để đánh quân xâm lược. Theo Clausewitz, cuộc chiến này chỉ chấm dứt khi quân xâm lăng tính toán thiệt hơn và thấy rằng cái hại nhiều hơn cái lợi cho họ. Và ở thời điểm đó, họ sẽ rút. Đây là cách duy nhất cho một nước yếu đánh được một nước mạnh hơn.”

Ông Ẩn tin rằng đó thực chính là gì đã xảy ra. “Người Mỹ ra đi. Thế thôi. Chúng tôi đánh cho đến khi người Mỹ rút đi và lật đổ chế độ bù nhìn. Người Mỹ không thua cuộc chiến ở Việt Nam, họ rút lui. Đó đâu phải là cuộc chiến tranh của họ mà nói chuyện ăn thua. Đó là cuộc chiến của chế độ bù nhìn của họ. Người Mỹ xây dựng (miền Nam). Người Mỹ dựng người lên, nhưng rồi bị sụp đổ. Đó không là lỗi của người xây nhà khi nhà bị sụp. Đó là lỗi của người sống trong nhà đó.” [trang 62]

Đề cập đến đảng Cần Lao, ông Ẩn nói: “Thay vì cố thúc đẩy cho một nền dân chủ khi ông Diệm vẫn còn cởi mở, biết lắng nghe, Hoa Kỳ lại ủng hộ việc thành lập một đảng chính trị với thành phần ưu tú trong xã hội, và bí mật gọi là đảng Cần Lao. Được kiểm soát bởi người em của ông Diệm, là ông Ngô Đình Nhu. Đảng Cần Lao hầu như là một phó bản của đảng Cộng sản Việt Nam vì đó là một vũ khí có tổ chức. Mục đích là xây dựng một sự sùng bái cá nhân quanh ông Diệm và có được một đảng chính trị làm người ta thề thốt trung thành. Khi ông Lansdale (làm việc trong Military Assistance Advisory Group (MAAG) năm 1954, được xem là người chủ chốt giúp xây dựng chính quyền miền Nam sau 1954) tranh cãi tỏ ý không đồng ý với hai ông Allen và Foster Dulles (Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ), ông Lansdale được cho là thơ ngây. Vì thế, chúng tôi giúp đỡ và xúi giục phía bên sai, không chỉ có ông Diệm mà còn là những người Việt Nam khác, những người không có kinh nghiệm gì đối với chính trị trong xã hội dân chủ.” [trang 97]

Ông Ẩn cho hay, ông Mai Chí Thọ lúc đó đặc trách tình báo của cộng sản ở miền Nam, và ông Mười Hương, là người chỉ huy trực tiếp ông Ẩn và cũng là người quyết định gởi ông Ẩn đi học ngành báo chí ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tổ chức tài trợ cho chuyện đi học của ông là Asia Foundation, và sau này được tiết lộ là một tổ chức ngoại vi của Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ (CIA)! [trang 107]. Sau khi tốt nghiệp ngành báo chí ở Hoa Kỳ và về lại Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp ông Ẩn là ông Cao Đăng Chiếm, và sau đó nữa là ông Tư Cang. [trang 132]

Về ông Trần Kim Tuyến, đặc trách tình báo thời cố tổng thống Ngô Đình Diệm với văn phòng mang tên Sở Nghiên cứu Chính trị, Văn hoá và Xã hội. Ông Ẩn cho hay ông Tuyến và nhân viên của ông kiểm soát đường dây buôn thuốc phiện từ cao nguyên về Sài Gòn, nhận tiền đút lót của ông chủ nhà hàng nổi ở Sài Gòn để làm lơ cho ông này chuyển thuốc phiện từ Lào về Chợ Lớn chế biến. Ông Tuyến dùng số tiền này như qũy đen cho tổ chức của ông ta. Nhưng ông Ẩn xác nhận ông Tuyến là người khiêm tốn, giản dị: “Ông ta không bao giờ ăn cắp tay liền tay, giống như cái đám thổ phỉ bây giờ.” [trang 122]
http://www.dcvonline.net/php/images/092010/pxa3.jpg
Phạm Xuân Ẩn. Nguồn: http://www.icouple.sg/blog/reading-stuff/1519

Ông Ẩn làm việc cho ông Tuyến trong ba năm cho đến khi ông Tuyến mất chức sau cuộc đảo chánh bị thất bại năm 1962 và bị quản thúc tại gia trong suốt 30 năm sau đó. Nhưng tình cảm cá nhân vẫn tốt đẹp giữa hai người. Chính ông Ẩn đã đứng ra thu xếp cho gia đình ông Tuyến rời Sài Gòn khi quân đội cộng sản Bắc Việt đang tiến vào Sài Gòn. “Tôi giúp bác sĩ Tuyến rời khỏi đây. Tôi biết tôi sẽ gặp rắc rối. Đây là người nắm đầu tình báo (của miền Nam), một người quan trọng cần bắt lấy, nhưng ông ta là bạn tôi. Tôi mang ơn ông ta. Ông đã quá tốt với tôi. Ông giúp tôi bất cứ chuyện gì tôi cần.” [trang 127]

Về cuộc tấn công miền Nam vào mùa Xuân năm 1968, ông Ẩn xác nhận ông đóng vai trò tích cực trong cuộc tấn công vào Sài Gòn. Ông đã lái xe đưa người chỉ huy của ông, là Tư Cang đi xem xét các mục tiêu tấn công. Một trong những mục tiêu ông Tư Cang để ý đến là Ngân khố, với ý định sẽ lấy được một số tiền lớn, nhưng ông Ẩn ngăn, “đó chỉ là nơi phát lương, nhưng nếu muốn thì nhớ mang theo mũi hàn xì để mở két.” Những mục tiêu khác là Toà Đại sứ Mỹ, Phủ Tổng thống… Lúc 2 giờ 48 sáng ngày 31 tháng Một, ông Tư Cang trực tiếp chỉ huy đánh Phủ Tổng thống, 15 trong 17 người lính biệt động của ông chết ngay tại chỗ, nhưng ông Tư Cang thoát được. Ngay trưa hôm đó, chính ông Ẩn lái chiếc Renault của mình đưa ông Tư Cang đi thị sát thành phố Sài Gòn, đếm xác Việt cộng chết mấy giờ trước đó. Khẩu súng K-54 của ông Tư Cang và chiếc xe Renault 4CV của ông Ẩn hiện được trưng bày ở viện bảo tàng quân báo của tổng hành dinh quân đội ở Hà Nội. Theo ông Ẩn, cuộc tấn công Mậu Thân, do tướng Trần Văn Trà lên kế hoạch và tổ chức là một sự thất bại hoàn toàn. Việt cộng mất hơn một nửa lực lượng ở miền Nam và có lẽ một phần tư lực lượng chính quy của quân đội cộng sản miền Bắc. “Cuộc tấn công này làm tiêu tan lực lượng chiến đấu của Việt cộng,” ông Ẩn nói. “Ngay sau đó Hoa Kỳ lại phát động chiến dịch Phượng Hoàng, cực kỳ hiệu quả trong việc thủ tiêu hằng ngàn Việt cộng và vô hiệu hoá sự đối lập ở miền Nam.” Bảy năm sau đó, cuộc chiến vẫn tiếp tục nhưng chủ yếu là quân đội chính quy ở miền Bắc đưa vào. Tuy nhiên, cuộc tấn công năm Mậu thân là một chiến thắng tâm lý, chính trị cho phe cộng sản. “Người ta biết cuộc tấn công này sẽ làm người Mỹ ngồi xuống để thương thuyết và nó đạt được mục tiêu đó. Cuộc tấn công đã bắt người Mỹ thương thuyết.” [trang 205]

Theo ông Tư Cang kể lại với tác giả Thomas Bass, một trong những mục đích của cuộc tấn công là nhằm làm cho sư đoàn 25 Bộ binh của Hoa Kỳ phải đưa quân vào Sài Gòn tiếp viện, và tạm thời để vòng đai phòng thủ quanh Sài Gòn tạm thời trống. “Chúng tôi có hai sư đoàn nằm chờ ở đây, trong những ruộng lúa,” ông Tư Cang tiếp: “Cả hằng chục ngàn lính nằm trên đường này, nhưng họ không vào được thành phố. Khi chúng tôi bị lộ, Sư đoàn 25 Bộ binh tấn công chúng tôi và giết rất nhiều lính của chúng tôi trên cánh đồng này.” [trang 207]

Theo kế hoạch của tướng Trần Văn Trà, cuộc tấn công Mậu Thân sẽ được tiếp theo bằng một cuộc tấn công thứ nhì, ở mức độ nhỏ hơn. Đó là lúc Việt cộng pháo kích bừa bãi vào Sài Gòn với hỏa tiển 122 ly của Nga, làm chết nhiều thường dân vô tội. Ông Ẩn cho hay ông đã “gởi báo cáo cho giới chỉ huy chiến trường yêu cầu họ ngưng chuyện này. Tôi yêu cầu họ ngưng pháo kích. Nó không có mục tiêu quân sự nào và làm người dân ghét bỏ, xa lánh (cộng sản).” “Rồi sao nữa?” ông Bass hỏi. Ông Ẩn cho hay: “Thế thì ngừng pháo kích. Có thể nhờ tôi yêu cầu. Có thể tự họ làm như thế. Họ là cấp chỉ huy của tôi. Họ không bao giờ cho tôi biết tại sao họ làm những gì họ làm.” Ông Ẩn giải thích: “Người cộng sản muốn người dân Sài Gòn chọn phe. Hoặc theo bên này hoặc theo cộng sản… Tôi muốn nói là chọn cách mạng, hay anh chọn chế độ bù nhìn.” Một lần nữa, ông Ẩn tự chỉnh chữ cộng sản qua chữ cách mạng.

Khi tác giả Bass hỏi ông Ẩn có lấy làm hối tiếc vì trong vai trò tình báo của ông, đã gây nên vô số cái chết của người dân vô tội, ông Ẩn khước bỏ điều này. “Không,” ông trả lời. “Tôi làm nhiệm vụ của mình. Tôi phải làm điều đó. Tôi bị bắt làm điều đó. Tôi là một con người kỹ luật.”

- “Nên ông không hối tiếc?” ông Bass hỏi.

- “Không.” Ông Ẩn trả lời. [trang 200]


© DCVOnline


(Còn tiếp)

Nguồn:

(1) The Spy Who Loved Us (ISBN 978-1-58648-409-5), của tác giả Thomas Bass được nhà xuất bản PublicAffairs, một thành viên của Perseus Books Group phát hành năm 2009. Tác giả hoàn toàn giữ bản quyền.
(2) Ông Thomas Bass, là tác giả của The Eudaemonic Pie, The Predictors, Vietnamerica và những tác phẩm khác. Ông cũng là nhà báo viết cho The New Yorker, Wired, Smithsonian, The New York Times, và một số cơ sở truyền thông khác. Ông Thomas Bass hiện là giáo sư môn Anh Văn và Báo chí của trường Đại học Tiểu bang Nữu Ước, thành phố Albany.
(3) Những đoạn trích trong bài này được lấy từ cuốn "The Spy Who Loved Us" với số trang đi kèm.

Chuyện tô phở và lương giảng viên, công an





Hà Văn Thịnh
-
Đọc BBC, 21.1.2011, bài của Alastair Leithead, viết về chuyện ông ấy đi ăn tô phở có giá 35USD (tức gần 800.000 đồng) ở Hà Nội xong, tôi choáng váng và tự thề với chính mình rằng kể từ nay, phải lập thiền để minh định chính xác là mình còn chưa bằng con cóc ngồi đáy giếng, thực ra mình chẳng biết khu trời, đít bụt ở đâu, thành thử, lâu nay, về cơ bản, là chẳng hiểu chút chi chuyện đời, cứ nói như gã đang ăn ốc và… mò!
Alastair Leihead kể rằng ông “quyết tâm” đi ăn bằng được tô phở đắt nhất Việt Nam (có khi là cả thế giới) vì ông không nghĩ nó có nguyên liệu là thịt bò Kobe (Nhật Bản) nên đắt mà ông muốn biết ai có đủ tiền để ăn, tiền đâu mà ăn?… Câu chuyện kể tiếp rằng một nhân viên chính phủ thấy mình có lỗi khi ăn tô phở đắt chừng ấy và một Ủy viên Trung ương Đảng vội vàng chui vào chiếc xe Mercedes bóng lộn sau khi phát hiện có phóng viên nước ngoài nhìn thấy.