Đăng bởi bvnpost | ngày 15-12-2010 | (from : Anh Ba Sam blog )
Thủ tướng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng trả lời trong buổi “đối thoại trực tuyến” 09-02-07 “Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối”.
Nhưng, sự giả dối hiện rõ trong khi trả lời “thú thật là cho đến ngày Quốc hội bỏ phiếu bầu Thủ tướng Chính phủ, với nhiều lý do, lúc đó chú [Nguyễn Tấn Dũng] cũng chưa nghĩ mình sẽ là Thủ tướng Chính phủ”.
Từ nhiều năm trước, dư luận trong nước và quốc tế đã đoán được ai sẽ thay thế khi Phan Văn Khải về hưu vì Bộ Chính trị đã “cơ cấu” Nguyễn Tấn Dũng vào cương vị phó thủ tướng thường trực. Trước khi đưa ra Quốc hội đóng dấu, Bộ Chính trị đã họp 2 Hội nghị Trung ương để sắp xếp các vị trí lãnh đạo đảng, nhà nước, chính phủ. Do đó, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng đã được phân công và rất hả hê với màn độc diễn.
Vì sống trong môi trường văn hóa dối trá xã hội chủ nghĩa nên Nguyễn Tấn Dũng phải nói dối nhiều lần trên mọi lĩnh vực mà cứ tưởng như thật.
Thông báo kết quả cuộc Đối thoại của Thủ tướng với nhân dân do web chính phủ công bố đã phơi bày phương pháp thu thập và cách chọn lựa câu hỏi nhằm tạo điều kiện cho Nguyễn Tấn Dũng tuyên truyền hơn là cung cấp cho dư luận những nguồn tin khả tín.
Độ tuổi 15-40 chiếm 64% trong số 20,000 câu hỏi thuộc thành phần chưa đủ chiều sâu và kinh nghiệm để am tường và so sánh tiến trình lịch sử dân tộc, ngoại trừ những bài học nhồi sọ từ lúc mở mắt chào đời. Công chức chiếm 22% thuộc thành phần bắt buộc phải ca tụng lãnh tụ và cần chứng tỏ đã thấm nhuần đường lối chính sách của Nhà nước; học sinh 16% chỉ hiểu biết lịch sử qua sách giáo khoa một chiều. Hai thành phần này lại dẫn đầu số câu hỏi so với các tầng lớp khác trong xã hội.
Hơn nữa, những người đặt câu hỏi phải cho biết đầy đủ lý lịch cá nhân nên chẳng ai dám giỡn mặt với Nhà nước công an trị. Như thế, không thể “nâng uy tín của Việt Nam có thể sánh với một số ít các quốc gia khác như Mỹ, Nga, Anh, Nhật … thành công trong việc sử dụng văn hoá giao tiếp mạng giữa người lãnh đạo đất nước với nhân dân” như Thông báo viết về buổi đối thoại trực tuyến của Nguyễn Tấn Dũng.
Chỉ số dân chủ năm 2007 do Cơ quan Tình báo của The Economist, Anh Quốc liệt kê Việt Nam vào hạng 145/167 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát so với Mỹ 17, Nhật 20, Anh 22, Nga 102.
Nguyễn Tấn Dũng nói “công tác đối ngoại đạt được thành tựu lớn … buộc Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đặc biệt quan tâm về tôn giáo (CPC) và phải thực hiện quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam (PNTR)”.
Sự thực, Việt Nam bị bắt buộc nới lỏng việc kiểm soát các hoạt động tôn giáo để được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách CPC; phải sửa đổi hoặc thông qua hàng trăm luật mới [phù hợp với WTO và thông lệ quốc tế] để được hưởng qui chế PNTR”.
Nguyễn Tấn Dũng cho biết nợ nước ngoài khoảng 14 tỉ USD tương đương 32% GDP vẫn chưa vượt qua mức an toàn 50% theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, hồi tháng 6-06, Bộ Tài chính Việt Nam công bố tổng số nợ nước ngoài 20 tỉ USD so với 28 tỉ do tờ Economist đưa ra vào tháng 9-06.
Vay vốn của ngoại quốc để phát triển kinh tế chỉ có lợi khi Chính phủ vạch được kế hoạch khả thi. Bị khủng hoảng kinh tế năm 1997 buộc Nam Hàn phải vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế 47 tỉ USD với điều kiện “tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, phá bỏ quyền lực tài phiệt (vào năm 2003 chỉ còn 1/2 trong 30 tập đoàn cheabol tồn tại), phát triển công ty nhỏ và vừa, giảm sự can thiệp của Chính quyền, chống liên minh chính trị-kinh doanh, đồng thời huy động dân chúng thắt lưng buộc bụng và quyên góp. Đến năm 2000, Chính phủ Hán Thành đã trả dứt nợ cho IMF và Quỹ Dự trữ ngoại tệ đạt 133 tỉ USD vào tháng 7-03.
Ngược lại, nhiều cán bộ cao cấp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã lấy tiền viện trợ chính thức (ODA) dùng phát triển mạng lưới giao thông để đem đánh bạc hàng triệu USD.
Giống như tài liệu tuyên huấn, Nguyễn Tấn Dũng đổ tội cho cái nghèo và lạc hậu do “cả thế kỷ bị xâm lược … chiến tranh tàn phá, nền kinh tế đổ nát, một đất nước nghèo đói sau chiến tranh lại bị bao vây cấm vận”.
Giống như tài liệu tuyên huấn, Nguyễn Tấn Dũng đổ tội cho cái nghèo và lạc hậu do “cả thế kỷ bị xâm lược … chiến tranh tàn phá, nền kinh tế đổ nát, một đất nước nghèo đói sau chiến tranh lại bị bao vây cấm vận”.
Nam Hàn từng bị trị hàng thế kỷ, bị cuộc chiến tranh tàn phá do Bắc Hàn chủ xướng cùng với hơn 1 triệu chí nguyện quân Trung Hoa đánh nhau với quân Liên Hiệp Quốc từ 1950 đến 1953 và Nam/Bắc Hàn vẫn ở trong tình trạng chiến tranh cho tới hôm nay. Năm 1962, Nam Hàn nghèo nhất khu vực Châu Á với lợi tức bình quân 87 USD đã tăng lên 4,830 sau 27 năm (năm 1989) và 15,830 vào năm 2005.
Lợi tức bình quân của người Việt Nam năm 2005 là 620 USD theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới. Chính phủ Hà Nội hy vọng sẽ nâng lợi tức lên gấp đôi vào năm 2010. Sau 24 năm đổi mới (1986-2010), lợi tức bình quân của người Việt Nam mới vào khoảng 1,200 USD.
Nam Hàn phải mua hầu hết mọi loại nguyên liệu cho công và nông nghiệp trong khi Việt Nam xuất cảng dầu thô, than đá, gạo, hồ tiêu, cao su, cà phê, hải sản… 39.9 tỉ USD vào năm 2006.
Nam Hàn phải mua hầu hết mọi loại nguyên liệu cho công và nông nghiệp trong khi Việt Nam xuất cảng dầu thô, than đá, gạo, hồ tiêu, cao su, cà phê, hải sản… 39.9 tỉ USD vào năm 2006.
Dân chúng Nam hay Bắc Hàn đều căm thù quân Nhật, nhất là trong thời đệ nhị thế chiến. Thay vì tiếp tục chính sách thù địch và đòi Nhật Bản bồi thường chiến tranh, Chính phủ Hán Thành đã thiết lập bang giao toàn diện với Đông Kinh từ năm 1962 để tiếp nhận viện trợ tài chính và kỹ thuật mà xây dựng đất nước. Họ chẳng những không chống sự hiện diện thường trực của khoảng 40,000 quân Mỹ dưới danh nghĩa LHQ mà còn tự động cung cấp chi phí cho quân đồn trú khi nền kinh tế Nam Hàn đã phát triển.
Trái lại, cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn dưới cây gậy chỉ huy của khối cộng quốc tế nên thu hút sự can thiệp của thế giới tự do đã biến Việt Nam thành bãi chiến trường ủy nhiệm cho hai phe tư bản và cộng sản quốc tế. Chính phủ Hà Nội từ chối đề nghị bang giao của tổng thống Jimmy Carter vào năm 1977 để bám chặt vào Liên Xô khiến cho Việt Nam bị cô lập dẫn đến cấm vận cho mãi tới năm 1995.
Với dân số 48.3 triệu vào năm 2005, Nam Hàn tạo ra tổng sản phẩm nội địa (GDP) 787.6 tỉ USD so với Việt Nam 82.9 triệu dân và 52.4 tỉ.
Nguyễn Tấn Dũng cứ nhắm mắt tuyên truyền theo đúng tài liệu tuyên huấn bất chấp những dữ kiện cụ thể mà bất cứ ai cũng dễ dàng thu thập trên hệ thống truyền thông quốc tế.
No comments:
Post a Comment