Wednesday, January 19, 2011

Giáo dục Việt Nam: Quá “kỳ dị” và “dị kỳ” quá!

Xin giới thiệu bài phỏng vấn do VNN thực hiện với anh Huỳnh Hữu Tuệ, giáo sư từ Canada dấn thân về nước làm việc. Anh ấy phát biểu nhiều câu rất nhậy, nhưng theo tôi cũng rất chính xác. Trích câu này:

“PV: Ông khẳng định tiến sĩ trong khoa học có những điểm phát triển hơn. Nhưng tại sao cho đến nay, nền khoa học Việt Nam trên trường thế giới vẫn là một con số chưa đoán được?

HHT: Cách đây 1 tháng tôi từng nói một câu tàn nhẫn trong cuộc gặp với một số lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi rất buồn khi nói nền khoa học của chúng ta là một nền khoa học GIẢ. Những người có đề tài hàng chục tỷ lại không có khả năng thực hiện dù được “dán chữ” đầu đàn. Cách để đạt đề tài là thương lượng với bộ và ăn chia phần trăm.. Đã có người đề nghị với tôi: anh nghĩ ra cái tên đề tài và đưa tôi lo chuyện còn lại và lấy 20%. Nền khoa học Việt Nam không chạy vì những đề tài lớn không cho kết quả. Những người có khả năng làm thì chỉ có 20-30 chục triệu nên có khả năng làm. Một tiến sĩ khoa học lương 2 triệu đồng một tháng, đi hội nghị phải bỏ tiền túi…. Vậy ai đủ sức làm? Ở nước ngoài, đi hội nghị, viết một bài báo… tiền mất 4.000-5.000 USD. Tiền đâu để làm những điều tối thiểu đó?”

Khổ thế. Vấn đề làm tìm lối ra. Chẳng lẽ phải cách chức hết mấy vị “đầu đàn” không xứng đáng đầu đàn? Cũng có thể phải cần đến biện pháp đó (như bên này hay làm), nhưng ở VN ta thì làm như thế e rằng có vấn đề, vì các vị đó vẫn còn quá nhiều mối quan hệ mà người thay thế chưa chắc làm được gì.
Ông bộ trưởng khoa học ở đâu? Có đọc báo không?
NVT
Monday, October 22, 2007
TUAN’s BLOG

Dương Văn Minh và Tôi


(chuyện ngày 30/4/1975)

Đây là bài viết của Nguyễn Hữu Thái. Anh là kiến trúc sư, từng có mặt và chứng kiến những giây phút lịch sử ngày 30/4/1975. Sau 1975 anh theo gia đình định cư ở Canada, nhưng nay thì anh đã về VN ở luôn. Tôi có vinh hạnh biết anh, một người tôi rất kính phục.
Bài này đã đăng trên tạp chí Xưa và Nay số tháng 3/2008.
NVT

===

Bản thân tôi đã từng gặp gỡ tướng Dương Văn Minh vào nhiều thời điểm và tình huống lịch sử khác nhau trong những năm 50-70 của thế kỷ trước. Thời học sinh năm 1955, lần đầu tôi nhìn thấy ông như người hùng diệt Bình Xuyên. Năm 1963 làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, tôi có dịp tiếp cận nhiều lần với Trung tướng Dương Văn Minh, Chủ tịch “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Năm 1971 tôi ra tranh cử Quốc hội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) dưới chiêu bài hòa bình hòa giải dân tộc trong nhóm Dương Văn Minh. Vào ngày lịch sử 30/4/1975, chính tôi là người giới thiệu lời đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của chế độ VNCH trên đài phát thanh Sài Gòn.

Tâm thư gỡ rối cho mấy vị lãnh đạo đảng

09:35:am 07/12/10 | Tác gi: Tô Hi ( http://www.danchimviet.info/archives/23022 )

Lời rào dậu giành cho các bạn tôi !
Chưa bao giờ tớ thấy bí về hình thức, đặt tên cho cái entry này. Gọi nó là “góp ý” thì: Tớ là cái thá gì mà góp ý? Mấy ông cách mạng lão thành sáu mươi, bảy mươi năm tuổi đảng góp toàn ý hay, lời đẹp còn bị lờ tịt, các tướng lĩnh đánh đông dẹp bắc góp ý cũng chỉ như …bắn súng lên trời. Vậy thì cái thằng già tớ góp ý… mấy đời qua được bộ máy thư ký, giúp việc, toàn “tiến sĩ – giáo sư” sẵn sàng vứt vô sọt rác hoặc hoặc bịt miệng đánh hội đồng, chụp cho những cái mũ “biến chất”, “thiếu thông tin”, “bị giựt dây”, “bị mua chuộc” hoặc nặng hơn là “tự diễn biến” cần xử lý…! Còn kiến nghị ư? Hay gửi bài đăng báo ư? Chỉ thị 113HD đã cảnh cáo các tổng biên tập nếu không muốn mất ghế thì nhận bài nào nhớ tiêu huỷ ngay bài nấy.
Cuối cùng, tớ đành dùng hình thức chẳng ra thư ngỏ, chẳng ra kiến nghị mà phóng lên mạng những suy nghĩ thẳng ruột ngựa của mình. Nói thẳng, nói thiệt và nói hết! Biết đâu có vị nào đó được con cháu nó vô tình đọc được, thấy ra lẽ phải có lợi cho ông, cho cha, cho chú nó, bèn in ra cho họ đọc thì thật may mắn thay cho dân tộc Việt Nam này.
Còn cái lũ lau nhau “chuyên viên cơ hội chủ nghĩa” thì chẳng bao giờ chúng để các bị lãnh đạo phải đau đầu về những chuyện như tớ sắp nêu sau đây đâu:
PHÁC THẢO BẢN TÂM THƯ GỠ RỐI CHO MẤY VỊ LÃNH ĐẠO ĐẢNG CẦM QUYỀN CAO NHẤT (*)
                                                             Tô Hải

                                                      

Đã từ lâu, tôi, nhân danh một người đi theo đảng sớm hơn quý vị ít nhất ba bốn chục năm, được học tập rất bài bản về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đấu tranh giai cấp giải phóng dân tộc, đã từng “hi sinh tất cả gia đình, cuộc sống, tài sản, học vấn, tương lai để ra đi chiến đấu mang lại cơm áo cho dân nghèo. “Gian khổ đi đầu, phú quý vinh hoa hưởng sau”… Vì những lí tưởng này, những loại người như tôi đã lao vào các cuộc chiến đấu với niềm tin vô bờ là “đấu tranh này là trận cuối cùng” để “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”.

Ông Thủ tướng Trung Hoa bị kiểm duyệt ở bên Trung Quốc


Libération ngày 10.10.2010 



Bài của PHILIPPE GRANGEREAU phóng viên của báo Libération tại Bắc Kinh 

Ôn Gia Bảo ngày 6 tháng 10 năm 2010 (ảnh REUTERS/Yves Herman)
Có phải là ông Thủ tướng Trung Hoa bắt đầu thành nhà bất đồng chính kiến? Những tuyên bố lạ tai của ông trả lời đài CNN hôm chủ nhật có thể khiến ta nghĩ như vậy. Ông công khai kêu gọi tự do ngôn luận, kêu gọi từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và ông cũng úp mở nói tới đa nguyên đa đảng.
Hệ quả của một chuyện vẻ đâu như là một sự liều lĩnh chưa từng có, các phát ngôn của ông Thủ tướng đã hoàn toàn bị kiểm duyệt bỏ ở Trung Hoa. Kể từ hôm chủ nhật tới nay, không một tờ báo nào, cũng chẳng có một diễn đàn chính thức nào nhắc nhỏm gì tới các ý kiến của ông. Ngược lại, trên vài ba trang mạng hiếm hoi thoát được sự kiểm duyệt, người ta chỉ nói tới những chuyện đó thôi.
“Nếu ông Thủ tướng mà làm được cái việc thúc đẩy các cải cách chính trị, thì ông sẽ trở thành con người vĩ đại đầu tiên của thế kỷ hai mươi mốt”, một bạn net nói. Các bạn net khác tỏ ra hoài nghi hơn. “Nhà mình đừng có mà ngây thơ đó nha [...] các bạn thực bụng nghĩ là họ đang tự đào hố chôn họ sao?”.
Mùa hè năm nay, ông Thủ tướng Trung Hoa nổi bật lên vì đã kêu gọi “cải cách chính trị – mặc dù vẫn chưa nói ra rõ ràng đó là cải cách những gì.
«Không gì cưỡng lại được nhu cầu dân chủ của người dân Trung Hoa»
Hôm chủ nhật, ông đã đi xa hơn: “Tôi tin rằng tự do ngôn luận là điều cần thiết cho mọi quốc gia, cả những nước đã phát triển cũng như các nước đang phát triển. Vả chăng, tự do ngôn luận là điều đã được ghi trong hiến pháp nước Trung Hoa [...] không gì cưỡng lại được nguyện vọng và nhu cầu dân chủ của người dân Trung Hoa”, ông đã nói như vậy để đáp lại câu hỏi của nhà báo Fareed Zakaria của đài CNN, ông này đã nêu câu hỏi xin ông Thủ tướng họ Ôn hãy nói rõ hơn quan niệm của ông về “cải cách chính trị”“Tôi đã suy nghĩ chín về vấn đề này, ông Ôn Gia Bảo thanh thản đáp lại nhà báo của CNN. Quan niệm của tôi là một chính đảng khi đã cầm quyền thì nó phải khác với cái thời kỳ đảng đó còn đấu tranh giành chính quyền. Sự khác biệt chủ yếu là ở chỗ cái đảng ấy cần cư xử sao cho phù hợp với hiến pháp và pháp luật.”

Ông Ôn Gia Bảo còn tiếp tục tiên báo việc tan hòa Đảng cộng sản vào bên trong Nhà nước. “Các chính sách và các đề xuất của đảng này có thể phải được hòa tan trong hiến pháp và trong các văn bản luật thông qua các tiến trình thích hợp nhất.”

Nguyễn Tấn Dũng không dũng lại thiếu trí



Đăng bởi bvnpost | ngày 15-12-2010 | (from : Anh Ba Sam blog )


Thủ tướng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng trả lời trong buổi “đối thoại trực tuyến” 09-02-07 “Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối”.
Nhưng, sự giả dối hiện rõ trong khi trả lời “thú thật là cho đến ngày Quốc hội bỏ phiếu bầu Thủ tướng Chính phủ, với nhiều lý do, lúc đó chú [Nguyễn Tấn Dũng] cũng chưa nghĩ mình sẽ là Thủ tướng Chính phủ”.

NGUYỄN NGỌC TRỤ


ANH HÙNG T KHÍ HÙNG BT T!
Đó là mt bui chiu m đm vào khong tháng Sáu năm 1977 tri giam Sui Máu thuc thành ph Biên Hòa. Vy mà đã mười năm.
Mười năm xuôi ngược bên tri
Xót thân tơ liu, xót đi b dâu.
Mười năm hoa lá ưu su
Vàng tan, ngc nát nhìn nhau ngm ngùi
Mười năm vt đi, sao di
Em su thiếu ph ngm ngùi lòng ta.

Không dễ cách chức !


Đọc trích dưới đây mới thấy ở VN muốn cho nghỉ việc một cán bộ không đơn giản chút nào. Ông Đoàn Văn Kiểm, tổng giám đốc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV), dù bị kỉ luật 2 lần, nhưng cho đến nay vẫn còn tại chức. Phây phây. Ngay cả Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị cách chức mà ông vẫn không lung lay gì cả. Mà, hình như cũng chẳng ai giải thích hay chịu trách nhiệm thi hành quyết định cách chức!

Đọc Barrow về Nam Hà 200 năm trước




Mấy dòng chữ sau đây không phải của tôi mà của một anh bạn NLT. Hẹn nhau hoài mà chưa có lần đi ... nhậu. Anh ấy gửi cho một nhóm bạn bè đọc chơi. Thấy thú vị nên tôi “bê” nguyên xi để trong blog cho các bạn khác cùng đọc.
NVT
===
Hôm nay lang thang ở tiệm sách Nguyễn Huệ, em mua được quyển "Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792-1793" của J. Barrow. Đọc khá thú vị và .. bức xúc là chuyện viết 200 năm trước mà sao cứ như ngày hôm nay. Trích tý làng đọc chơi.

Bách Xuân – Xuân Bách



Hà Sĩ Phu
Ông Trần Xuân Bách là một người đáng nhớ.


                                                  Ông Trần Xuân Bách


Cuối năm 1989 là thời kỳ vô cùng “nhạy cảm” đối với vận mệnh của thế giới Cộng sản, mà một Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách nghiên cứu lý luận như ông, đã dám nói đến “đa nguyên chính trị” song song với đa nguyên kinh tế (tuy chưa dùng chữ đa đảng) thì thật dũng cảm, và sự hồn nhiên chính trị của một con người có lòng với dân tộc, với nhân dân ấy đã phải trả giá nặng nề: mất chức vụ rất cao và hầu như mất sạch quyền lợi. Nhưng ông đã an nhiên chịu sự thiệt thòi cho đến cuối đời.