- Phuong Le
- Lúc tôi đi học rồi đi làm ở VN vào thời bao cấp, tôi vẫn nghe câu : tiến lên CSCN sẽ được làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Tôi nghĩ là cả đời mình đến già đến chết cũng không được thấy cảnh đó. Vậy mà bây giờ tôi lại thấy cảnh này diễn ra trước mắt mình mỗi ngày, mà ngay tại xứ tư bản bóc lột này.
- Ở đây chẳng những người ta làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, mà ngay cả những người không làm gì cả (thất nghiệp) cũng còn được hưởng vượt trên mức nhu cầu nữa. Ai cũng được chính phủ quan tâm săn sóc, do đó dân chúng yên tâm công tác, ra sức góp phần của mình cho xã hội, vui lòng đóng thuế vì biết rằng tiền đó dùng để giúp vào những việc công ích thật sự hoặc để trợ cấp khi mình già yếu, chứ không mất đi đâu cả. Không cần phải tuyên truyền mà ai cũng thấy thật sự thương mến cái xã hội mình đang sống và không muốn bỏ đi, chỉ có vậy thôi.
Thời sinh viên ở VN tôi cũng được học chính trị rằng tiến lên cộng sản thì: “của cải tài sản tuôn ra như nước thũy triều..”và sẽ đạt tới TAM VÔ: không có quốc gia, biên giới, chính quyền, chỉ còn thể chế phân phối tài sản mà thôi. Vậy thì còn phân biệt nước mình nước người gì nữa ở cái thời đại này khi mà chỉ cần một cái vé là đi đâu cũng được, muốn xây cầu, trường học, quyên lũ lụt cứ gửi điện phiếu thì đến tay người nhận liền, đâu cần bỏ việc để về mới gọi là yêu nước.
Theo tôi thì thay đổi một chế độ hoặc thể chế đâu có cần đổ máu, thời gian hoặc tiền của. Chỉ cần quay đầu là bờ. Ở Úc cứ vài năm là người ta thay đổi chính quyền cả nước, từ Tự do chuyển qua Lao động và ngược lại. Chỉ cần làm trái ý dân là hết nhiệm kỳ sẽ mất ghế, đảng khác lên, mà có ai chết đâu, đất nước họ khá lên là đàng khác vì đãng nào cũng cố gắng để nhiệm kỳ sau sẽ được tái đắc củ. Còn anh Liên Sô tự nhiên bỏ cái rụp cái bảng hiệu mà mấy ảnh đã dựng nên, sau đó có khá gì chăng? Vì nếu bỏ bảng hiệu rồi mà tư duy không bỏ thì có khác nào bình mới rượu cũ?
Tôi cũng tin tưởng như chị là cuộc sống ngày càng hướng thiện, dù ở mức độ mau chậm tuỳ theo mỗi quốc gia. Vì những gì không thích hợp thì dần dần tự nó sẽ bị đào thải, không cần phải bức xúc cho lắm (trừ khi chính mình là nạn nhân trực tiếp của nó). Trong lúc chờ đợi, tôi chọn ở nước ngoài, hướng về quê hương và cầu chúc những gì tốt đẹp nhất. Vì mỗi người chĩ có một cuộc đời, và tôi MUỐN SỐNG chứ không muốn CHUẨN BỊ SỐNG.
Blog (Thich hoc toan)
Phuong Lê
2010/11/13 lúc 6:50 sáng
Gap duoc bai comment nay trong Blog Thich hoc toan kha hay nen copy ve day.
No comments:
Post a Comment