Monday, November 15, 2021

Elon Musk đăng thơ Tam quốc gây tò mò

 

Thứ ba, 2/11/2021, 15:31 (GMT+7)

Elon Musk đăng thơ Tam quốc gây tò mò

Tỷ phú Elon Musk đăng trên Twitter bài thơ trong Tam quốc diễn nghĩa nói về huynh đệ tương tàn, khiến nhiều người tò mò về ẩn ý của ông.

Elon Musk, giám đốc điều hành Tesla, hôm 1/11 đăng bài Thất bộ thi (Thơ bảy bước) trên tài khoản mạng xã hội Twitter. Đây là bài thơ nổi tiếng ở Trung Quốc và được đưa vào tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.

Nấu đậu đốt cành đậu,
Đậu ở trong nồi khóc.
Vốn sinh cùng một gốc,
Sao nỡ đốt thiêu nhau?

(Bản dịch của dịch giả Phan Kế Bính)

Bài thơ 4 câu được Musk đăng bằng tiếng Trung, kèm chú thích "Nhân loại" bằng tiếng Anh.

Tuesday, November 9, 2021

Nhân chuyện Thánh Rắc Muối.

 


 
 

 

Nhân chuyện Thánh Rắc Muối.

Post lại STT cũ.

Khoảng 2011-2012 tôi đang là Đại sứ tại Anh Quốc thì anh Nguyễn Đức Chung với tư cách Giám đốc Công An Hà Nội dẫn đầu đoàn Công an Hà Nội sang thăm làm việc tại London.

Các cuộc làm việc với đối tác trong đó có Cảnh sát Đô thành London (Met Police, hay còn có tên nổi tiếng là New Scotland Yard) đã diễn ra rất thành công.

Hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Anh Quốc nói chung rất hiệu quả. Phía Anh Quốc rất ấn tượng với anh Chung và Đoàn ta và chúng tôi cũng vui vì có một lãnh đạo Công an Thủ đô thông minh và giỏi chuyên môn làm việc với sở tại.

Sau ngày làm việc bận rộn, anh Chung và đoàn có nhã ý chiêu đãi Đại sứ và một số anh em Sứ quán tháp tùng Đoàn tại một quán beefsteak khá nổi tiếng và lâu đời của London theo giới thiệu của Sứ quán.

Một điều đặc biệt là quán chỉ phục vụ rượu vang đỏ với thịt bò.

Khi chúng tôi đã yên vị và gọi xong món, anh Chung nói thư ký mang ra một chai rượu wishky single malt của Scotland cực ngon, là quà tặng của một đối tác Anh vừa tiếp đón Đoàn, để mời chúng tôi cùng thưởng thức đặc sản Anh Quốc.

Tuy nhiên, ngay lập tức, nhân viên quán đề nghị chúng tôi không dùng rượu này mà chỉ dùng vang đỏ đã đặt kèm bít tết.

Khi chúng tôi xin gặp quản lý, thì một người đàn ông rất lịch thiệp xuất hiện và lịch sự giải thích quy định cho chúng tôi.

Anh Chung rất ngạc nhiên khi biết người quản lý và quán biết rõ chúng tôi là khách quan trọng và tôi là Đại sứ.

Anh đề nghị quán có đặc cách. Tuy nhiên ông quản lý cương quyết không đồng ý, ngay cả khi anh Chung đưa ra danh thiếp Giám đốc Cảnh sát Đô thành London.

Ông quản lý giải thích, theo luật, quán chỉ xin giấy phép phục vụ rượu vang, nên nếu để khách uống rượu mạnh (theo nồng độ cồn), thì quán phạm luật sẽ bị phạt hoặc ra toà.

Ông bảo, ông có gọi mời Giám đốc Met Police mà đến quán cũng pó tay không có quyền can thiệp.

Ông ấy mà ra lệnh cho tôi cho đoàn uống chai này thì ông ấy cũng sẽ bị phạt.

Trong quán có camera mà cảnh sát khu vực có quyền tiếp cận.

Chưa kể, các khách ăn khác có thể báo cáo cảnh sát ngay. Ngoài ra, ông nói, ông muốn Đoàn thưởng thức hết cái ngon và tinh tế của ẩm thực kết hợp giữa thịt bò hảo hạng và vang đỏ đã lựa chọn kỹ.

Còn nếu quý vị không đồng ý thì đành mời Đại sứ và quý khách đi ra pub và bar là nơi uống vô tư.

Mặc dù rất bực mình nhưng Đoàn không có lựa chọn nào khác và cuối cùng thì cũng phải công nhận bít tết ăn với vang đỏ ở đây ngon hết biết.

Nhưng câu chuyện chưa hết.

Chúng tôi ngồi nói chuyện khá lâu và khi dùng xong thì cũng gần giờ đóng cửa quán. Bất ngờ, ông quản lý đi tới với một chai wishky không kém ngon và nói, bây giờ quý vị đã ăn xong, quán cũng đóng, quý vị không còn là khách hàng.

Tôi xin phép mời quý vị một ly để cảm ơn quý vị đã thông cảm và tôn trọng quy định của quán và hy vọng quý vị đã có bữa tối ngon miệng. Đây là tôi mời với tư cách cá nhân, như bạn bè thăm nhà, nên không phạm luật.

Sau buổi này, anh Chung bảo, phải công nhận tính thượng tôn pháp luật của Anh Quốc, và khâm phục sự tinh tế và lịch thiệp rất quý tộc của chủ quán.

Giá như anh Chung nhớ câu chuyện quán bít tết này thì cuộc đời cũng có thể đã có ngả khác. Rất tiếc.

Bài viết của Đại Sứ Vũ Quang Minh

Friday, November 5, 2021

TẬN CÙNG BẤT LƯƠNG TẬN CÙNG GIẢ DỐI

 




TẬN CÙNG BẤT LƯƠNG

TẬN CÙNG GIẢ DỐI


 

TẬN CÙNG BẤT LƯƠNG

TẬN CÙNG GIẢ DỐI

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Người đứng đầu nước Mỹ giầu nhất thế giới, tổng thống Barack Obama thăm chính thức Việt Nam. Sau những lễ nghi và thăm viếng ngoại giao ở Hà Nội, đến bữa, Tổng thống Mỹ ra quán bún chả bình dân phố Huế ăn trưa cùng dân thường Hà Nội. Một bát nước chấm, chả nướng. Một đĩa bún. Một đĩa rau sống. Một chai bia Hà Nội. Bữa ăn của Tổng thống Mỹ khi công cán ở Hà Nội chỉ vài chục ngàn đồng tiền Việt, chỉ hai, ba đô la Mỹ.

Tổng thống Mỹ ăn bữa trưa bình dị cùng người dân thường Việt Nam không những là hình ảnh đẹp của con người Barack Obama mà còn là hình ảnh đẹp của nước Mỹ, hình ảnh lung linh của một chính quyền dân chủ, chính quyền từ dân mà ra, gần dân, chan hoà với dân, không có gì cách biệt với dân.

Đoàn Chính phủ nhà nước cộng sản Việt Nam thăm vương quốc Anh với những thành viên như Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm đầy tai tiếng. Tai tiếng ở trong nước đàn áp, bắn giết dân. Đàn áp quyền biểu tình, đàn áp quyền tự do ngôn luận của dân. Xông vào tận giường ngủ bắn giết dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Tai tiếng cả trên thế giới đến mức trở thành tội phạm quốc tế khi đưa cả thê đội mật vụ với hai tướng chỉ huy đột nhập phi pháp vào nước Đức, đạp lên luật pháp nước Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam.

Đoàn Chính phủ của đất nước tận cùng nghèo mạt. Người dân phải lang bạt, vật vờ khắp thế giới kiếm sống. Đàn ông bán sức lao động làm thuê. Không có việc làm thuê thì làm tội phạm. Buôn ma tuý. Buôn người. Làm băng đảng cướp của giết người. Làm kẻ cắp vặt ở siêu thị. Đàn bà bán thân làm nô lệ tình dục.

Đầy tai tiếng cả về nhân cách con người và tai tiếng cả về danh dự, thể diện quốc gia, trong đoàn Chính phủ nhà nước cộng sản Việt Nam thăm nước Anh, Bộ trưởng Tô Lâm lại một lần nữa lộ ra nhân cách thấp hèn, chỉ biết có miếng ăn, không biết đến nhân dân khốn khó, không biết đến thể diện quốc gia.

Tổng thống Mỹ đến Việt Nam đi ăn bữa trưa bún chả, chỉ, hai, ba đô la. Bộ trưởng Tô Lâm đi ăn bữa tối thịt bò dát vàng. Giá miếng thịt bò dát vàng trong miệng Bộ trưởng Tô Lâm cả ngàn đô la. Tổng thống Mỹ tự cầm chai bia, ngửa cổ lên tu như mọi người dân lao động bình thường. Bộ trưởng Tô Lâm không cần động tay, chỉ việc há miệng. Hai vành môi banh ra như mỏ con chim non chờ chim mẹ mớm mồi. Tô Lâm há mồm chờ người hầu đút miếng thịt bò dát vàng vào miệng. Một hình ảnh rất kệch cỡm, chướng mắt, thiếu thẩm mĩ và vô chính trị.

Nơi Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm cong môi chờ người hầu đút miếng thịt bò dát vàng ngàn đô la vào miệng chính là nơi mới năm trước ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói, trên đường trốn chui trốn lủi phi pháp vào nước Anh kiếm miếng ăn đã chết ngạt, chết lạnh cứng trong thùng xe đông lạnh.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm nuốt miếng thịt bò dát vàng ngàn đô vào cái dạ dày tham lam ở ngay chính nơi ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói chết thê thảm trên đường trốn chui trốn lủi vào nước Anh kiếm miếng ăn. Càng thấy sự tận cùng bất lương, tận cùng mất tính người ở ông Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an.

Vì có những người Việt Nam sung sướng giơ ngón tay cái lên tỏ ra hãnh diện khi nuốt miếng thịt bò dát vàng ngàn đô mới có ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói đi kiếm miếng ăn phải chết cóng trong thùng xe đông lạnh.

Ở ngay nơi ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói đi kiếm miếng ăn chết thảm, Ông Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an nuốt miếng thịt bò dát vàng ngàn đô rồi mau mắn, hăm hở đến thành kính dâng hoa tri ân ông thuỷ tổ cộng sản thế giới Karl Marx và ông thuỷ tổ cộng sản Việt Nam Hồ Chính Minh, bày tỏ tấm lòng trung thành với lí tưởng đấu tranh chống bất công, nghèo đói, mang lại ấm no hạnh phúc cho giai cấp vô sản. Không phải chỉ tận cùng bất lương, ông Uỷ viên Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng bộ Công an còn tận cùng giả dối.

Có phải người cộng sản là như vậy: Tận cùng bất lương. Tận cùng giả dối?

Wednesday, November 3, 2021

MANH MỐI CÓ THỂ TỪ AI?

 

MANH MỐI CÓ THỂ TỪ AI?

Posted: 02 Nov 2021 02:27 PM PDT

Lưu Trọng Văn

 

 



"Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải cho thấy: dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía Tổng thầu thì chủ đầu tư (Bộ GTVT), Ban Quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành Dự án; Tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư; Chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND TP. Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng; Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng".

 


Anh Thể đã vạch kẻ "chịu trách nhiệm chính là chủ thầu Trung Quốc", nhưng lại không dám vạch ra bộ GTVT tổng quản lý tất cả các thành viên của dự án phải chịu trách nhiệm gì.

Tìm ra dễ thôi mà anh Thể.

Hãy bắt đầu trình tự nhé thưa anh Thể.

1. Giai đoạn tìm đối tác vay vốn, quyết định chọn đối tác vay vốn là ngân hàng Trung Quốc, chấp nhận tổng thầu Trung Quốc do chủ cho vay vốn áp đặt, ký kết hợp đồng, thông qua dự án từ 2006-2008, bộ trưởng Bộ GTVT là Hồ Nghĩa Dũng.

2. Giai đoạn chuẩn bị khởi công do nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu từ 2008-2011 vẫn Hồ Nghĩa Dũng là bộ trưởng bộ GTVT.

3. Giai đoạn thi công cho đến theo hợp đồng phải hoàn thành 2011-2015 bộ trưởng GTVT là Đinh La Thăng.

4. Giai đoạn phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.769,97 tỉ đồng lên 18.001,59 tỉ đồng (vượt 10.000 tỉ đồng), tại Quyết định 513/QĐ-BGTVT ngày 23.2.2016, khi chưa báo cáo Thủ tướng để xem xét và xin chủ trương của Quốc hội về điều chỉnh dự án đầu tư, bộ trưởng GTVT là Đinh La Thăng.

5. Giai đoạn vẫn triển khai Quyết định sai trái do Đinh La Thăng ký chấp nhận đội vốn gấp đôi 2016-2017 bộ trưởng GTVT là Trương Quang Nghĩa và từ 2017 đến nay bộ trưởng GTVT là Nguyễn Văn Thể.

Vậy những ai phải chịu trách nhiệm chính và những ai chống lưng, chủ mưu gây nên thảm hoạ kinh tế làm phẫn nộ toàn Dân này?

Nên nhớ rằng, Dự án được chuẩn bị chọn nguồn vốn vay, chấp nhận tổng thầu do chủ nợ chỉ định và ký kết với tổng thầu TQ, tức là gian đoạn tự rúc đầu vào bẫy trói buộc của Trung Quốc diễn ra cùng lúc Trung Quốc ồ ạt đầu tư, cho vay vốn, làm tổng thầu rất nhiều dự án công trình lớn như Bô xít Lâm Đồng, Thép Thái Nguyên đầy tai tiếng.

Và đó là giai đoạn ông Nông Đức Mạnh là tổng bí thư, ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng.

Dự án tai tiếng - vết ô nhục trong ngành giao thông huyết mạch QG trải qua bốn đời bộ trưởng GTVT, trong đó bộ trưởng Đinh La Thăng bị tống giam nhưng các tội lại không hề liên quan đến dự án Cát Linh trên.

Có lẽ đã đến lúc Uỷ ban Phòng chống Tham nhũng tiêu cực của TBT Nguyễn Phú Trọng phải đáp ứng đòi hỏi của Nhân Dân, đưa ngay Dự án Cát Linh này vào diện đặc biệt để Uỷ ban xem xét, điều tra.

Đầu mối phanh phui chả khó gì. Cứ nên bắt đầu từ ông Hồ Nghĩa Dũng.

Ông Dũng "thép" là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam vào năm 1998. Đột nhiên năm 2002, ông được điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi - vùng không có lò sắt thép nào. Năm 2006 khi ông Đào Đình Bình phải từ chức do nhiều bê bối, ông được Trung ương điều quay lại Hà Nội làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thay ông Bình vào tháng 6.2006.

Ai là bắt mối, bắc cầu, chỉ đạo cho ký kết dự án này, vay vốn của Trung Quốc ra sao, chọn nhà thầu Trung Quốc ra sao, xin Uỷ ban Phòng chống Tham nhũng, Tiêu cực của TBT Nguyễn Phú Trọng cứ "nã" ông Hồ Nghĩa Dũng là ra.

Ông Dũng có dính dấp tiêu cực gì khi ký kết dự án Con rắn quái dài 13,1 km này hay không, không biết, nhưng khi đã về hưu được 8 tháng với chức vụ Bộ trưởng GTVT, ông đã tham gia Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả, một công ty do ông chỉ định làm nhà đầu tư của dự án xây hầm đường bộ Đèo Cả (một dự án cũng do chính ông ký phê chuẩn khi tại nhiệm).

Cựu Phó trưởng Ban tổ chức trung ương, Nguyễn Đình Hương, coi việc ông Hồ Nghĩa Dũng nhận trách nhiệm tại công ty Đèo Cả không phải là chuyện tình cờ mà là có chuẩn bị trước và gọi đây là "hành động lót ổ", đồng thời là "một tiền lệ xấu".

Trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ GTVT của mình, ngoài dự án Cát Linh - Hà Đông ông còn đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam dài 1.570 km, với kinh phí lên tới 55 tỷ USD. Tuy nhiên, rất may là dự án này sau đó đã bị Quốc hội khóa XII biểu quyết bác bỏ.

Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2021 9:47 AM  

FB Lưu Trọng Văn 

Monday, November 1, 2021

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng :Tôi là người tha hương trên đất nước tôi!

 

Sunday, 31 October 2021

GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG HƯNG : TÔI LÀ NGƯỜI THA HƯƠNG TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI! (Diễm Thi, RFA)

 


Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: Tôi là người tha hương trên đất nước tôi!

Diễm Thi, RFA
2021-10-30

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/professor-nguyen-dang-hung-i-am-exile-in-my-country-dt-10302021174732.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/professor-nguyen-dang-hung-i-am-exile-in-my-country-dt-10302021174732.html/@@images/7412a718-8a96-431a-af89-e8918a578e43.jpeg

Tập 1 bộ sách “Giấc Mơ Việt Nam Tôi”.  Photo: Netabooks

 

Diễm Thi: Thưa giáo sư, là người sống xa đất nước nhưng không ngừng yêu thương và giữ gìn tiếng Việt. Xin giáo sư cho thính giả của Đài Á Châu Tự Do biết nội dung chính của bộ sách “Giấc Mơ Việt Nam Tôi” là gì ạ?

 

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: Nội dung cuốn sách có đề tựa là "Giấc mơ Việt Nam tôi", tóm tắt bằng cái đề tựa ấy, có nghĩa là trong cuốn sách này tôi kể lại những quá trình, những công việc, những giai đoạn, những niềm vui, nỗi buồn, những khó khăn, trắc trở mà tôi phải làm để tôi thực hiện "Giấc mơ Việt Nam Tôi".

 

Thế thì, Giấc Mơ Việt Nam Tôi là gì?

 

Đó là điều tôi mong mỏi sau khi học thành tài, làm đến giáo sư đại học chính thức của một trường đại học lớn ở bên Bỉ. Tôi muốn giúp đất nước tôi trong giai đoạn hòa bình để có thể phát triển trong chuyên ngành của tôi. Tôi đã ấp ủ giấc mơ này từ ngày tôi mới ra trường, là một kỹ sư hàng-không không-gian.

 

Vì chiến tranh kéo dài, tôi không có thể thực hiện được, cho nên tôi phải chờ đến hòa bình. Hòa bình năm 1975 thì đến năm sau, Tết Bính Thìn 1976 tôi mới có thể có điều kiện để về thăm đất nước sau mười mấy năm xa cách. 

Tôi thấy hòa bình đúng là lúc mà đất nước cần sự giúp đỡ của những Việt kiều thành đạt và có điều kiện chuyên môn tốt tại hải ngoại. Tôi muốn thực hiện điều đó. Còn chi tiết thì tôi nói trong cuốn sách.

 

Năm 1977 tôi về một lần nữa làm thuyết trình khoa học về ngành chuyên môn của tôi, là tính toán, thiết kế và xây dựng công trình bằng máy tính. Tôi thuyết trình tại Hà Nội, trường Đại học Giao thông Vận tải. Đấy là cái thuở ban đầu tôi về giúp Việt Nam, bắt đầu giấc mơ Việt Nam 

 

Đến năm 1979 tôi về lần nữa. Lúc đó tôi thấy đất nước tiêu tan. Kinh tế ở Sài Gòn lụn bại và những người Việt Nam có khả năng, có điều kiện, có tinh thần và nhất là có chuyên môn tốt lại di tản ra nước ngoài qua đường biển. Về nước tôi phải ăn bo bo, cho nên tôi thấy điều mà mình muốn thực hiện tại Việt Nam không có điều kiện để đạt, bởi khi mà bụng đói thì làm khoa học không đem lại cái gì thiết thực cả. Thế là tôi bỏ, không tiếp tục nữa. Lúc đó tôi có một lời thề với bản thân là tôi sẽ không trở về Việt Nam nữa. 

 

Tôi nói thẳng với ông Mười Cúc, là cái tên người ta gọi thường xuyên và thân mật ở Sài Gòn về ông Nguyễn Văn Linh, rằng tôi không đồng ý với những cái điều mà họ đã áp dụng tại Việt Nam, gọi là xã hội chủ nghĩa. Tôi thấy như thế là một cái sự sai lầm lớn lao và tôi nói ngay với ổng là bắt đầu kể từ ngày mai, tôi lấy vé máy bay trở lại Bỉ và tôi không trở lại đây nữa. 

 

Và thực tế là phải 10 năm sau, khi ông Nguyễn Văn Linh khởi xướng công cuộc Đổi Mới, kinh tế tự do thì Việt Nam mới bắt đầu ý thức được cái sự lạc hậu của mình và nối lại những ký kết tài chánh, đặc biệt là những giao tế về văn hóa, khoa học với Châu Âu, trong đó có Bỉ.

 

Lúc đó là năm 1990. Tôi trở lại và bắt đầu làm việc cho Việt Nam qua những chương trình do Bỉ tài trợ, không lấy của Việt Nam một đồng xu, mà chỉ xin tài trợ của nước Bỉ, của cộng đồng nói tiếng Pháp, và sau này có Liên Âu. Và trong 15 năm, từ năm 1990 đến năm 2006, tôi phần nào thực hiện được giấc mơ của mình, nhưng tôi chỉ thực hiện được 30%  giấc mơ Việt Nam của tôi”.

 

Cuốn sách của tôi kể lại con đường khúc khuỷu mà tôi phải đi qua. Thời ấy, bao cấp vẫn còn ngự trị và đối với chúng tôi, một người muốn làm khoa học trung thực, muốn làm khoa học vô tư, muốn làm khoa học vì quyền lợi của tuổi trẻ Việt Nam đã gặp vô vàn những cái khó khăn, cản trở. Nội dung cuốn sách của tôi là tôi kể lại tất cả những chuyện đó, cũng như tất cả những gì tôi đã làm cho Việt Nam từ trái tim của tôi.

 

                                                               *

 

Diễm Thi: Thông điệp mà ông muốn gửi đến độc giả qua quyển sách này là gì, thưa giáo sư?

 

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: Có rất nhiều thông điệp đặc biệt tôi muốn nói. Thứ nhất là cách tôi cộng tác với Việt Nam. Do tôi có kinh nghiệm ở Congo bốn năm, tôi rút kinh nghiệm những gì mà nước Bỉ làm cho quốc gia Congo tốn kém mà không hữu hiệu. Tôi sửa chữa và tôi chế ra một cách hợp tác để tào tạo ở Việt Nam hữu hiệu hơn. Đó là chương trình ‘du học tại chỗ’, có nghĩa là du học nhưng không cần rời khỏi Việt Nam. Tôi xây dựng những trung tâm đào tạo và tôi kéo những người bạn của tôi là giáo sư đại học ở các nước châu Âu như Bỉ, Pháp, Ý, Hà Lan, Đức …cùng tôi về Việt Nam dạy một chương trình cao học có tên European Master. Các bạn của tôi vì cảm tình với tôi đã chấp nhận cống hiến như tôi, tức đi dạy mà không lấy lương. Dự án của tôi chỉ lo phần vé máy bay và ăn ở tại Việt Nam cho mỗi giáo sư hai tuần lễ. Bởi nếu trả đủ lương cho họ thì không có dự án nào có thể trả nổi.

 

Cái này hoàn toàn không đụng tới Việt Nam một đồng xu nào và khó khăn thì vô vàn. Tôi thí dụ sơ một chi tiết thôi, khi tôi về Việt Nam thì mỗi tuần tôi bị công an gọi lên làm việc một buổi. Tôi chỉ nói rằng, quý vị chẳng những cho người theo dõi tôi mà còn gởi người vào tham gia các buổi học thì quý vị biết hết rồi. Quý vị theo dõi tôi mọi nơi mọi lúc nhưng chẳng được gì đâu, bởi cái sâu ẩn nó nằm trong tim tôi. Đó là tình yêu đất nước Việt Nam.

 

Thứ hai, sau 10 năm, người theo dõi tôi về hưu cùng lúc với tôi có nói với tôi rằng: “Tôi là trưởng ban ba người theo dõi giáo sư từ 10 năm nay. Tôi có cảm tình với giáo sư nhiều lắm. Càng theo dõi thì càng cảm mến, cảm phục cho nên hôm nay về hưu tôi mới nói thật là có mấy lần có lệnh bắt giáo sư, nhưng tôi đem thân mình ra cản, rằng càng theo dõi tôi càng thấy không có lý do gì bắt giáo sư hết. Nhờ tôi can thiệp mà giáo sư không bị bắt. Tôi rất sợ nếu giáo sư bị bắt và với cách tra hỏi của họ thì giáo sư có thể luống cuống và ký vào giấy những điều mà giáo sư không làm có hại cho cả cuộc đời giáo sư.” Ổng còn nói với tôi là ổng được gởi qua Bỉ cả tuần lễ để dò coi tôi phản động như thế nào (cười).

                                                       

                                                                  *

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/professor-nguyen-dang-hung-i-am-exile-in-my-country-dt-10302021174732.html/27368501_10156268811334736_5330912939568505008_o.jpg/@@images/ad17ed9d-ebfc-4142-bef8-687c73b3478d.jpeg

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng

 

Diễm Thi: Thưa giáo sư, việc phát hành cuốn sách “Giấc mơ Việt Nam tôi” ở trong nước có gặp khó khăn gì không ạ?

 

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: Cuốn sách tôi ra là một cái mang nặng đẻ đau đó cô à. Đó là bút ký chứ không phải sử ký của cá nhân. Chỉ là những tự sự của tôi về những công việc tôi làm mà bị khó khăn cùng những niềm vui, nỗi buồn. Tôi kể lại. Có những chuyện tôi thấy không cần nói ra thì tôi không nói, còn những gì tôi nói là có thực.

 

Những gì tôi thấy có lợi cho cộng đồng, nhất là cho tuổi trẻ Việt Nam thì tôi nói. Và khi tôi nói thì dĩ nhiên là nó đụng chạm.

 

Trong một đất nước độc tài, toàn trị thì những ý kiến gì không hợp với chính quyền đều bị coi là những ý tưởng đến từ thế lực thù địch. Bởi vậy, khi sách được đưa ra thì họ bắt tôi phải dẹp những cái mà họ thấy không ổn.

 

Tôi đã nói trong lòng là tôi sẽ chấp nhận chịu một số thiệt thòi, chấp nhận một số thỏa hiệp, bởi vì tôi mong sách của tôi được độc giả trong nước đọc. Còn xuất bản ở Mỹ hay Bỉ thì tôi để nguyên văn. Tôi đã đồng ý bỏ bớt một số lời, một số đoạn hơi nặng nề và sách được xuất bản. Cuốn đầu đã xuất bản và bán rất chạy tại Việt Nam. Tôi mừng lắm.

 

Cuốn thứ hai thì tôi được tin là giấy phép xuất bản đã có và sắp được in. Cuốn hai bị nặng hơn cuốn một vì trong cuốn hai tôi vừa nói những chuyện tôi làm, tôi vừa phản biện về xã hội Việt Nam hiện nay, không chỉ về giáo dục.

 

Ở Việt Nam cũng có những nhà báo muốn nghe tôi nói thẳng nói thật nên phỏng vấn và tôi trả lời, và những bài phỏng vấn đó tôi ghi lại trong cuốn sách. Họ không cho phép những bài này có mặt. Ban đầu tôi khá cứng rắn và nói vậy thôi, không xuất bản tại Việt Nam. Nhưng cuối cùng tôi đi đến thỏa hiệp là trong 80 bài trong cuốn sách, tôi phải bỏ bớt 10 bài. Nhờ đó mới có giấy phép và cuốn sách sẽ được ra mắt nay mai tại Việt Nam.

 

                                                             *

Diễm Thi: Khi cuốn sách được phát hành, giáo sư có nhận được lời chia sẻ hay cảm ơn từ những vị lãnh đạo đương chức không, thưa giáo sư?

 

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: Cái đó phải nói là ‘không có’. Không thấy quan chức hiện hữu, chính thức ra mặt để ủng hộ những gì tôi nói. Chỉ có cựu Thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo (tôi quên tên rồi), người mà sau này làm Tổng thư ký Hội đồng Chức danh của Bộ giáo dục và Đào tạo đã đọc sách và có vài lời ngắn ngủi chia sẻ với tôi rằng rất vui vì những điều tôi làm. Dĩ nhiên với một quan chức thì những chia sẻ đó chưa sâu lắm. Một người nữa là cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin. Ông là một nhà ngoại giao tiến bộ và khi về hưu cũng có những phát biểu tương đối thẳng thắn về những điều không hay, và ông cũng mong mỏi một sự thay đổi. Nhưng tiếng nói của ổng thì cũng như tôi, tức là nói nhưng chẳng ai nghe. Tôi cho đó là một sự lạc hậu trầm trọng ở Việt Nam.

 

                                                        *

 

Diễm Thi: Giáo sư có kế hoạch, dự định gì để giúp cải sửa giáo dục tại Việt Nam mà ông từng cho là ‘đang đi lạc đường’?

 

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: Đây là câu hỏi rất hay đấy. Khi tôi dùng tới chữ "đi lạc đường" có nghĩa là tôi kết luận nếu sai thì sửa được, nhưng đi lạc đường thì phải ra khỏi khu rừng, đi trở lại chỗ cũ mới có thể thay đổi được. Mà tôi có nói thêm nữa là, những người không có tư tưởng, không có tư duy và không có cái quan niệm về giáo dục đứng đắn, giáo dục đàng hoàng, nhân văn thì những người ấy không thể đứng ra thực hiện chuyện cải cách được. Phải thay đổi hoàn toàn nhân sự. Không thể dùng cái bình cũ mà đổ rượu mới vào được. 

 

Cho nên điều rất cụ thể là muốn thay đổi giáo dục ở Việt Nam thì phải giao quyền cho một kiến trúc sư. Kiến trúc sư đó phải có hệ thống chính trị ủng hộ thì mới tạo dựng cho mình một đội ngũ cùng với ông ấy thay đổi chính sách giáo dục.

 

Người đó không thể là người của đảng; người đó không thể là người được giáo dục tại Liên Xô hay Trung Quốc. Người đó phải là người được giáo dục tại Tây phương. Tôi nói rõ như thế. Không có dính dáng gì tới giáo dục cũ thì mới xây dựng được cái mới. Chứ bây giờ thay đổi mà lấy một bài tập, một bài giảng của Mỹ đem về Việt Nam rồi cho những người bên Liên Xô về dạy thì vô ích vì họ có hiểu gì đâu mà dạy! Tôi nói rất thẳng thắn như thế nhưng họ không làm vì quyền lợi của họ đang lớn quá. 

 

Tôi thấy giáo dục càng ngày càng tệ, càng ngày càng lạc hậu. Nó đi đến chỗ không còn cơ đồ nữa chứ không phải là chuyện đùa đâu. Tôi buồn lắm và tôi quyết định là không nói gì nữa. Mà nói thiệt, báo chí Việt Nam giờ không dám hỏi tôi đâu. Hình như có một cái lệnh đâu đó bằng miệng là đừng để ông Hưng xuất hiện trên đài nữa. Tôi là người tha hương trên đất nước tôi!

 

                                                             *

 

Diễm Thi: Có bao giờ giáo sư góp ý trực tiếp với giới lãnh đạo Việt Nam về những điều cần thay đổi, nhất là trong lĩnh vực giáo dục không ạ?

 

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: Lúc nào mà tôi chả góp ý. Mà tôi nói chuyện với họ cũng như đang nói chuyện với cô. Tôi không có hai ngôn ngữ. Tôi nói với họ rất thường. Nhiều ông còn viết thư riêng xin ý kiến của tôi. Tôi nói rằng tại sao không hỏi công khai, chính thức mà lại hỏi riêng như vậy?

 

Nếu ý kiến của tôi mà ông lấy làm ý kiến riêng của ông thì không hay. Sau đó họ không dám hỏi nữa. Ngay cả ông Bộ trưởng hỏi ý tôi xong cũng không dám đưa lên mà.

 

Điều mà tôi nói liên tục là đừng có biến học đường thành chỗ tuyên truyền chính trị. Ai muốn dạy chủ nghĩa này hay công văn nọ của DDảng thì đem vô trường DDảng mà dạy. Không nên dùng những trường học của đại chúng, công chúng làm chỗ để tuyên truyền, bắt học sinh học những điều không đúng thực tế. Những điều đó bây giờ ngày càng trầm trọng chứ không bớt đi tí nào.

 

Có một thời tôi nghe phong thanh là Bộ giáo dục và Đào tạo mời tôi về làm cố vấn chính thức. Báo chí hỏi tôi chuyện đó thì tôi cũng nói là tôi không nghe chính thức mà chỉ nghe phong thanh vậy thôi. Họ hỏi tiếp là nếu giáo sư về làm cho bộ thì việc đầu tiên giáo sư sẽ làm là gì?

 

Tôi nói ngay là nếu tôi về bộ thì việc đầu tiên tôi làm là sẽ sa thải ít nhất 50% công nhân viên, quan chức của bộ. Bởi không thể có thay đổi khi những gì tôi nói hay làm mà vẫn còn những người cũ ở đó. Khi tôi đưa ý kiến đó ra thì mỗi lần tôi lên bộ, mấy người ở đó nhìn tôi hầm hầm. Về sau, chuyện mời tôi về làm cố vấn không có.

 

                                                          *

 

Diễm Thi: Theo giáo sư, để thu hút những nhân tài trong mọi lĩnh vực về nước đóng góp, Chính phủ Việt Nam cần làm gì ạ?

 

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: Úi chà, tôi đã mất lòng tin về những chuyện đó rồi. Trước nhất phải tạo điều kiện cho người ta sống thoải mái, vợ con người ta sống được. Đó là điều tối thiểu nhưng không phải là mấu chốt. Mấu chốt là phải có một môi trường cởi mở, rộng rãi, trung thực để những người tài, những người có chuyên môn có thể về làm việc, đóng góp hiệu quả cho đất nước. Điều này khó vì các trường đại học, ngay cả những trường tư, hiệu trưởng là người được mấy ông trong khoa giáo của địa phương chỉ định, cơ cấu. Những người này phần lớn là những người không được đào tạo bài bản, không có hiểu biết chuyên môn mà chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên. Mà trong 10 chỉ đạo thì hết 8 chỉ đạo là sai lầm thì đụng chạm tới các nhà khoa học. Khoa học mà chỉ đạo sai trái thì ai làm được!

 

                                                            *

 

Diễm Thi: Cảm ơn giáo sư đã dành thời gian cho Đài Á châu Tự do. Kính chúc giáo sư sức khỏe và mọi điều bình an.

 

Sunday, September 19, 2021

Truyện ngắn: Cái Hòm Thiếc

 

Hoàng Long Hải- Truyện ngắn: Cái Hòm Thiếc

(truyện có thật, tác giả hư cấu vài chi tiết)    

“Một chàng phiêu lãng

Ôm đàn tới giữa đời…”
(Tà Áo Văn Quân – Phạm Duy Nhượng)

oOo

Gần cuối tháng Tư/ 1972, từ miền Tây, tôi trốn phép về thăm nhà. Vừa gặp nhau, vợ tôi nói ngay:

– “Anh L. vừa từ Đà Nẵng gọi về. Anh ấy nói tình hình Quảng Trị không êm, Việt Cộng đã vượt Bến Hải, không chắc giữ được Quảng Trị. Anh ra ngoài ấy đi.”

Nếu Quảng Trị chạy loạn thì nhiều khó khăn lắm. Gia đình tôi, bên ngoại và gia đình nội-ngoại bên vợ tôi đều là dân Quảng Trị cả. Không biết bà con chạy cách nào, chạy đi đâu!

Hôm sau nữa, xin được máy bay quân sự, mới sáng sớm, tôi nhờ xe trực ở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp đưa vô phi trường Tân Sơn Nhứt.

Ở trạm hành khách, một số đông người đang chờ lên máy bay. Phần đông là quân nhân, mặc đồ lính. Binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan cấp úy. Một số là dân sự: đàn ông, đàn bà. Không có trẻ em. Tôi nghĩ thầm: Toàn dân nhà nghèo không! Mấy ông lớn chắc là đi Air Việt Nam, khỏe hơn.

Chờ chưa được nửa tiếng, một anh Trung sĩ Không quân, đứng ngay cửa ra phi đạo hô lớn: “Ai đi chuyến bay số xxxx, theo tôi lên máy bay.”

Nhiều người sắp hàng đi ra. Tôi đi gần chót, trước mặt là hai ông bà già, có lẽ vợ chồng nhà quê. Người chồng mặc áo sơ mi trắng, màu cháo lòng, lưng áo lỗ chỗ nhiều vết thâm, vết chất dơ giặt không đi. Vậy mà cũng “áo bỏ vô thùng”, quần tergal hay dacron gì đó, màu xanh sẫm, chân mang đôi “dép mũ” màu trắng.

Bà vợ áo kiểu bà ba, mầu nâu nhạt, quần đen, chân mang dép Nhật. Ông chồng thì xách cái va-li bằng thiếc, không to lắm, thứ hàng nội hóa, Chợ Lớn sản xuất, chợ Việt Nam nơi nào cũng có bán.

Cái va-li còn mới lắm, mới dùng lần đầu. Người vợ xách cái bị vải lớn, hơi nặng. Có lẽ đựng áo quần. Cả hai đều già, khoảng gần 70 tuổi. Người nhà quê lam lũ, thường già trước tuổi. Sau lưng tôi là mấy anh lính trẻ.

Tới gần cửa máy bay, mấy anh lính chen lên, cố giành lên trước. Tôi cũng dợm tranh với họ, nhưng hai ông bà già trước mặt, vẫn đi bình thường, làm tôi thấy kỳ, nếu tôi vượt mặt họ, nên thôi.

Tấm bửng sau chiếc C-119 hạ thấp xuống để mọi người vô trong máy bay. Một anh Trung sĩ Không quân khác, đứng ngay chỗ mép cửa, hỏi giấy phép lên máy bay từng người. Ông già nhà quê đưa giấy tờ ra, ông đã cầm sẵn ở tay. Bà vợ đứng bên cạnh im lặng.

Anh trung sĩ coi giấy tờ xong, đưa mắt nhìn vào cái va-li thiếc hơi lâu một chút. Tôi không rõ vì sao. Xong, anh bảo: “Lên đi”. Hai người đi vào. Tôi là người lên máy bay sau cùng.

Vào tới bên trong, tôi thấy chỉ còn một cái ghế vải sát cạnh hai ông bà già. Tôi liền ngồi xuống đó. Tiếng động cơ đang chạy ầm ầm, có lẽ chuẩn bị cất cánh.

Loại ghế trên máy bay quân sự là loại ghế xếp dã chiến, nằm sát thân tầu. Ngồi xuống thì cũng có giây “beo”, cũng gài vào móc một cái cạch như ghế xe hơi bên Mỹ vậy. Trong máy bay, ai muốn thắt giây “beo” thì thắt, còn không thì thôi. Mấy ông trung sĩ phục vụ trên máy bay chẳng nhắc nhở ai, không như ở Air Việt Nam, tiếp viên hàng không đi nhắc nhở và kiểm soát từng người.

Tiếng động cơ gầm rú mạnh hơn, rồi thân máy bay giựt mạnh một cái. Nhìn qua ô cửa tròn nhỏ, tôi thấy ngôi nhà kế phi đạo đang chạy lui. Vậy là máy bay ra phi đạo.

Tới cuối đường để ra phi đạo rồi, tiếng máy bay lại gầm rú. Tôi nghĩ là phi công chuẩn bị cất cánh. Nhưng tiếng động cơ lại rú lên, lại xuống, lại rú lên, lại xuống, mấy lần như vậy. Cuối cùng, tôi có cảm tưởng như máy bay quay lui.  Máy bay dừng lại. Tôi nhìn ra qua ô cửa tròn, mái nhà lúc nãy lại hiện ra. Có nghĩa là máy bay không cất cánh, trở về chỗ cũ.

Mọi người vẫn ngồi yên trong phi cơ. Tôi lại nghe tiếng xe hơi ngừng lại bên ngoài máy bay. Cửa phía phi hành đoàn mở. Hai người mặc đồ không quân lên chỗ phòng lái. Lại có tiếng động cơ gầm rú hai ba lần như thế.  Cuối cùng, hai người mới lên lại xuống. Tiếng động cơ gầm lên. Máy bay lại di chuyển. Có lẽ lại ra đầu phi đạo.

Cũng tới ngay chỗ cũ, hồi nãy, tôi lại nghe tiếng động cơ gầm rú. Tiếng rú lại hạ xuống, lại gầm rú lần nữa. Mấy lần như thế. Cuối cùng, máy bay ra đầu phi đạo. Tiếng động cơ rú lên, dài hơn, và máy bay cất cánh. Nhìn qua cửa ô tròn nhỏ, tôi thấy những cái dấu mốc hai bên phi đạo chạy lui rất nhanh.

Máy bay đã rời mặt đất. Bây giờ nhìn ra phía ngoài, chỉ thấy trời và mây. Máy bay lên chưa cao lắm, tôi có cảm tưởng máy bay nghiêng vòng. Chắc là để lấy hướng, tôi nghĩ vậy. Nhưng không phải. Tiếng động cơ kêu nhỏ trở lại. Một chốc tôi lại nghe tiếng bánh xe chạm phi đạo, và tiếng bánh xe đang chạy. Máy bay lại hạ cánh. Tôi không rõ chuyện gì.

Khi máy bay dừng lại chỗ cũ, chỗ đầu tiên lên máy bay. Mọi người được lệnh xuống, không nói rõ vì sao! Cánh quạt đã ngưng quay.  Hành khách kẻ đứng người ngồi xổm bên cạnh thân phi cơ.  Tôi thấy người Trưởng phi hành, mang “loon” thiếu tá, tên ở ngực là Lan, có thể là Lân – Đàn ông ít ai có tên đàn bà, – đến trước mặt tôi. Tôi tưởng ông ta muốn nói gì với tôi, nhưng không. Ông nhìn ông già tôi nói ban nãy, đang đứng cạnh tôi, tay đang ôm cái va-li.

Thiếu tá Lân hỏi xẵng giọng:
-“Ông có giấy phép không?”
-“Dạ có.” Ông già trả lời lí nhí.
-“Giấy phép cái va-li kìa!” Thiếu tá Lân vẫn gằn giọng.

Ông già lập cập lấy trong túi áo một tờ giấy quay rô-nẹ-ô, có chữ viết tay. Xem xong, Thiếu tá Lân trả lại cho ông già, bỏ đi.  Ông già gần như khóc, hai mắt đỏ hoe. Bà vợ khóc thút thít, không dám khóc to.
Tò mò, tôi hỏi:
-“Cái chi dzậy?”
-“Dạ! Ông Thiếu tá hỏi giấy phép đem hài cốt lên tàu bay. Tui có giấy đó.” Ông già trả lời, giọng nhỏ, từ tốn.
-“Bác bốc mộ cho ai?” Tôi lại hỏi.
-“Con trai tui. Nó đi lính Nhảy Dù, tử trận.”

Tôi im lặng. Dân “Quảng Trị tui” có cái lạ! Đi lính, ưa đi “thứ dữ”. “Hùng móm” em út tôi cũng vậy. Ra trường, cố đi cho được Nhảy Dù. Cẩm, bạn tôi, em Đại tá Bé, là “dân Biệt Động Quân”, trước đó là “Nha Kỹ Thuật.” Ông Lô, cũng Nhảy Dù. Dục, bạn tôi và hai ông em nó, Dưỡng, Lữ đều Thủy Quân Lục Chiến.

Rồi tôi nghĩ tới việc ông Thiếu tá Lân hỏi giấy phép mang hài cốt đứa con của ông già. Dân xứ tôi hay tin dị đoan. Đem hài cốt lên xe đò, xe hàng hay lên máy bay là xui. Có khi tài xế không cho mang hài cốt lên xe, nên thân nhân phải giấu. Chỉ đi xe lửa là không ai hỏi.

Thân phụ tôi “đi kháng chiến” qua đời trên chiến khu năm 1948. Năm 1954, hòa bình rồi, anh em tôi lên chiến khu bốc mộ đem về. Tới nhà, mẹ tôi phải dựng một cái chái tranh bên kia đường, chỗ đất trống để cái va-li thiếc đựng hài cốt ở đó. Theo tục lệ, người ta cử đem hài cốt vô nhà. Anh Xạ Thử, lý trưởng phường tôi, nói với mẹ tôi: “Nể tình chị, chớ tục của mình, đem về làng, người ta cũng cấm.”

Nghĩ tới đó, nhìn lại, tôi thấy ông bà già có vẻ sợ hãi chớ không như lúc đầu, khi tôi mới gặp ông. Có lẽ ông sợ người ta sẽ không cho ông đem hài cốt con ông lên máy bay.  Một lúc sau, mọi người được hướng dẫn lên một chiếc C-119 khác. Người ta đổi máy bay nhưng cũng toán phi hành cũ. Chuyến bay bình thường, cất cánh rời phi đạo, êm ru.

Ngồi trên máy bay lâu quá, tôi hơi bồn chồn. Tôi nghĩ sao máy bay chưa hạ cánh. Họ có bay lạc không? Tôi có cảm tưởng như máy bay đã ra tới Đồng Hới, không chừng Việt Cộng bắn lên mà rớt máy bay như không. Hỏi ra, anh Trung sĩ Không quân cho biết “Mới tới Quảng Ngãi.”  Máy bay chi mà chậm như rùa, như “Chuyến Xe lửa mồng năm” của Trần Văn Trạch.

Suốt trong chuyến bay, có lúc tôi hỏi chuyện ông già. Một là vì thấy ông là người cùng quê: Quảng Trị. Quê ngoại tôi ở đó, bên kia sông, làng Nhan Biều. Bên nầy sông là thị xã Quảng Trị.

Tôi sinh ra, lớn lên, học hành thời thơ ấu là ở thị xã. Năm 16 tuổi, tôi trốn nhà đi xa, làm một kẻ, như các bạn tôi thường gọi: “Thằng lãng tử”. Vậy là gần hai mươi năm, tôi từ miền Tây Nam Bộ, cực nam của nước Việt Nam Cộng Hòa, về thăm Quảng Trị, ở vĩ tuyến 17, cực Bắc Việt Nam Cộng Hòa. Vậy là không biết, trong đời nầy, có ai đi xa hơn tôi?

Thứ hai, tôi thấy tội nghiệp cho hai ông bà già. Lặn lội đường xa, từ ngoài kia, “về Thủ Đô”, không phải để làm một du khách, thưởng ngoạn mà làm kẻ bốc mộ cho con, đem về quê.
Tôi hỏi:
-“Con bác chôn ở đâu?
-“Ở nghĩa trang Quân Đội Gò Vấp.” Ông già trả lời.
-“Tui tới đó rồi. Nghĩa trang đó cũng đẹp lắm, để nó ở lại đó cho có bạn bè, đem về quê làm chi?” Tôi lại nói.
-“Đem về cho nó nằm chung với ông bà, cho ấm mồ ấm mả thiếu úy à!” Ông già nói. Ông gọi tôi là thiếu úy vì thấy tôi đeo trên cổ áo một bông mai vàng.
-“Quê bác ở mô?” Tôi hỏi.
-“Ở Lai Phước. Thiếu úy biết làng đó không?”Ông già hỏi lại tôi.
-“Làng đó có cây cầu trên Quốc lộ 1. Còn có cây cầu sắt trên đường xe lửa nữa, phải không?” Tôi hỏi.
-“Thiếu úy rành lắm!” Ông già trả lời tôi.
-“Hồi còn nhỏ, tui học ở thị xã mà, hay ra Đông Hà chơi! Con gái Đông Hà đẹp lắm! Ông biết không?” Tôi vừa cười vừa nói chuyện với ông.
-“Tui quanh quẩn trong làng, không biết chi hết. Ngày mô (nào) đi làm củi, tui đi dọc theo đường từ cầu ván, lên cầu sắt rồi lên rú.”

Tôi hiểu cầu ván là cầu xe hơi trên Quốc lộ, còn cầu sắt là cầu xe lửa.

Cuộc nói chuyện với ông già không có gì hứng thú; một là vì tiếng động cơ kêu đều nhưng cũng to, nhiều khi không nghe rõ ông ta nói gì, tôi chỉ đoán chừng. Thứ hai, tôi cũng thấy buồn ngủ. Khi còn ở đơn vị, tôi ít ngủ. Hai hôm về nhà thì một hôm đưa vợ đi nghe nhạc ở Queenbee, về khuya. Sáng nay lại dậy sớm ra phi trường.

Xuống máy bay, vô tới “trạm hành khách” thì tình hình náo động lắm. Kẻ lui người tới vội vã, người nầy người nọ bàn tán xôn xao.

Té ra là Quảng Trị đã mất hôm qua, ngày 1 tháng 5. Quân đội đang trên đường rút lui. Bấy giờ chưa mấy ai biết lệnh Tổng Thống buộc binh sĩ phải dừng lại bên nầy sông Mỹ Chánh, lập tuyến phòng thủ.

Đồng bào Quảng Trị chạy tán loạn về Huế. Việt Cộng từ trong núi pháo kích ra, hàng ngàn người chết trên “Quốc Lộ mới”, đoạn phía Nam Cầu Dài, phía dưới kia, trên Quốc lộ 1 cũ là cầu Bến Bá, còn gọi là cầu Trường Sanh, trên sông Trường Sanh, còn có tên là sông Diên Trường (1). Mấy hôm sau, báo chí đưa tin, đặt tên cho đoạn đường nầy là “Đại Lộ Kinh Hoàng”.

https://i2.wp.com/motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/ToiAcCSVN/DailoKinhHoang/horror_highway11.jpg?resize=478%2C318

https://daohieu.files.wordpress.com/2014/02/dai-lo-kh-02.jpg?resize=479%2C321

https://i1.wp.com/www.svqy.org/57-Adistraughtfatherrusheshisdeadso.jpg

“Đại Lộ Kinh Hoàng” 1972

Huế cũng hoảng loạn theo. Chợ Đông Ba bị đốt cháy. Dân Huế tranh nhau vượt đèo Hải Vân, chạy trốn vào Đà Nẵng.

Tôi lo lắng, băn khoăn, lúng túng không biết phải làm gì bây giờ. Tôi tìm một chỗ ít ồn hơn, ở phía góc trong của “trạm hành khách”, bình tĩnh một chút, tôi nghĩ thầm để coi phải làm gì trong khung cảnh náo nhiệt hỗn loạn và đầy lo lắng nầy.

Tới góc phòng, tôi thấy hai ông bà già đang ngồi lọt thỏm trong góc nhỏ. Ông già vẫn còn khư khư ôm cái va-li thiếc trước ngực. Thấy tôi, ông nhìn tôi, như muốn hỏi gì đó mà không dám hỏi.

Tôi thấy ái ngại cho ông, lên tiếng trước:
-“Bác nghe tin gì chưa?”
-“Dạ, nghe rồi!” Ông già trả lời.
-“Không chắc về Quảng Trị được đâu. Tình hình nầy là chạy hết rồi, làm “răng” (sao) về?” Tôi nói.
-“Tui ở “già” (nhà) quê, chắc không phải chỗ hai bên đánh “dau” (nhau), về được.” Ông già trả lời.
-“Không chắc có xe mà về. Người ta chạy vô, có ai chạy ra.” Tôi giải thích.

-“Dạ! Không biết răng!” Ông già nói. Giọng nói nhỏ và yếu, tưởng nhưng không mấy hy vọng.

Bất thần có người gọi tôi “Cậu”. Nghe giọng quen, tôi quay lại. Té ra Tịnh, một người cháu gọi tôi bằng cậu, sáng nay nghe vợ tôi gọi điện thoại ra, cho biết “Cậu ra Đà Nẵng rồi” nên lái xe đến đón tôi. Anh làm tiểu Đoàn Phó cho Tiểu Đoàn Truyền Tin, được cấp xe Jeep riêng. Trước khi quày đi theo người cháu, tôi nói với ông già: “Bác liệu tìm xe ra ngoài đó. Nhớ tránh mấy chỗ đang đánh nhau.” Chưa kịp nghe ông già trả lời gì, tôi len vào đám đông đi mất.

Tối hôm đó, tôi định mượn xe gắn máy của Tịnh để đi tìm thân nhân chạy loạn từ ngoài kia vào. Tịnh nói:
-“Cậu không đi được đâu! Hai bữa nay, Đà Nẵng giới nghiêm 6 giờ chiều. Để Tịnh đưa cậu đi. Xe cháu có phép đi trong giờ giới nghiêm.”

Hôm đó, nhờ Tịnh, tôi đi thăm vài nơi. Em gái tôi, cùng mấy đứa con, chạy từ Huế vào tạm trú nhà bà con ở đường Bạch Đằng, người chồng nó phải ở lại với đơn vị, Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương Huế; chị và anh rể vợ tôi từ Quảng Trị chạy vào tạm trú bên Sơn Chà. Gia đình anh tôi và mẹ tôi thì đã chạy vào Qui Nhơn. Nhiều người nữa, nhưng không liên lạc được, không biết địa chỉ…
Sau khi đưa tôi về nhà, Tịnh lại vào doanh trại.

Khuya lắm, anh ta mới về. Tôi vẫn còn thức, đang băn khoăn, lo lắng, không ngủ được. Chúng tôi ngồi ở phòng khách uống nước. Tịnh nói:
-“Lệnh Tổng thống không cho quân đội rút lui nữa, phải lập phòng tuyến chận địch ở sông Mỹ Chánh. Tin còn mật, nhưng vài người ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đã biết: Tướng Trưởng ra thay Tướng Lãm – (2). Mai cháu phải đi Huế. Nhiều đơn vị Tổng Trừ Bị đang trên đường ra Đà Nẵng. Khuya nay hay sáng mai họ đến. Phải giữ Huế, không được mất. Lệnh Tổng Thống đấy.”
-“Có chuyện chi gấp không mà phải đi trong tình hình nầy?” Tôi hỏi.
-“Vừa quan trọng vừa gấp. Tiểu đoàn ở đây, (3) lo việc liên lạc giữa Quân Đoàn với Saigon. Tịnh phải ra củng cố và phát triển một đài truyền tin của Tiểu Đoàn ở Huế, giữ nhiệm vụ truyền tin, không được trở ngại hay gián đoạn của các đơn vị đang đánh nhau liên lạc với Quân Đoàn. Truyền tin mà có chuyện gì thì mệt lắm!”
Một lúc, tôi nói:

-“Tui đi với được không?”
-“Được thì được, nhưng cậu ra làm gì ngoài? Về tới Huế thôi, không về Quảng Trị mình được.”
-“Dĩ nhiên, dù sao ở Huế cũng gần hơn, hỏi thăm được tin tức, coi có ai còn kẹt lại.” Tôi nói.
-“Không an toàn lắm đâu!” Tịnh giải thích.
-“Ông ở truyền tin, ông biết chỗ nào đánh nhau, chỗ nào không. Biết thì tránh được. Chắc không can gì!” Tôi nói.
-“Chỉ sợ bắn sẻ, nhất là ở trên đèo (4). Mới rồi, một người bà con bên mợ bị bắn sẻ ngay trên đèo. Trúng ngay đầu.” Tịnh nói.

Sáng hôm sau, Tịnh vô đơn vị sớm. Chị tôi, mẹ của Tịnh cũng dậy sớm, nấu bún bò cho tôi ăn sáng. Khi đó hai vợ chồng Tịnh đã đi rồi. Tịnh vô trại, còn vợ Tịnh đi làm.
Bún bò bà chị tôi nấu không có giò heo, giống như ở quê tôi hồi trước, nhưng thịt bò xào lăn thì hết sẩy. Biết tôi thích ăn những món do bà nấu, chị ấy bảo tôi: “Cậu ở chơi vài “bựa” (bữa) chị kho cá nục cho ăn.”  Tôi không chắc chị tôi biết nấu những món cao lương mỹ vị, nhưng cá nục kho, cá ngừ kho, rau muống luộc, tôm chua thịt heo, v.v… thì ăn một bữa, một đời khó quên.

Gần trưa thì Tịnh về, ăn qua loa vài chén cơm cùng với tôi rồi hối tôi mặc quần áo quân nhân đi gấp. Tịnh nói đùa:
-“Đi với cháu là đi hành quân, không phải vô lớp giảng bài đâu mà thắt cà vạt.” (5)
-“Mặc xi-vin dễ thành mục tiêu cho tụi nó bắn sẻ, ông sợ tôi chết trước ông chớ gì. Còn lâu! Số tôi thọ lắm. Nhưng có chuyện gì cũng mệt đấy.”
-“Mệt gì?” Tịnh hỏi.
-“Tui trốn phép, lỡ có bị thương hay gì, khó khai báo. Đơn vị ở trong Nam mà tôi bị thương ngoài Trung, lại không có giấy phép hay công tác gì cả.” Tôi nói.
-“Kệ! Không can gì đâu. Có gì cháu lo.”

Xong, chúng tôi lên đường. Thấy tôi nhìn chiếc xe Dodge, không đi xe Jeep, có vẻ ngạc nhiên, Tịnh nói ngay:
-“Cháu phải đi xe Dodge vì có thêm mấy chuyên viên, chở theo linh kiện. Cậu ngồi phía sau, ngay sau lưng cháu.”

Thế rồi chúng tôi lên đường, sau khi chào bà chị, Tịnh thì chào mẹ. Vợ Tịnh đi làm chưa về. Xe có tất cả 7 người: Tài xế, Tịnh, mấy trung sĩ chuyên viên truyền tin và tôi.

Xe bon bon ra hướng Liên Chiểu. Tới ngã ba Cây Lan, chỗ Quốc lộ 1 có đường rẽ đi về phía Nam, xe và người đông quá, nên tài xế chạy chậm lại. Tôi chợt nhìn qua bên đường, thấy ông già và vợ ông, người đồng hành hôm qua, đang đứng bên đường. Tay ông vẫn khư khư ôm cái va-li thiếc ở ngực, tôi chợt nói: “Ông bà già!”
Tịnh hỏi ngay:
-“Ông bà già cậu kể hồi tối hả?”
Tôi nói: “Đúng họ.”
-“Chắc họ không kiếm được xe ra Huế. Bây giờ làm gì có xe ra!”
Rồi Tịnh ra dấu cho tài xế biểu ngừng xe lại.
-“Tịnh cho ông ta quá giang hả?” Tôi hỏi.
-“Để cháu hỏi lại coi.” Xong, Tịnh bảo tài xế cho xe “de” lui.
Thấy ngại, tôi nói:
-“Ông ta có cái hài cốt đấy. Tịnh có ngại không?”
-“Cháu biết! Cháu muốn làm phước cậu à. Để cái đức cho con. Tin dị đoan làm gì.” Tịnh giải thích.
oOo

Chúng tôi ra tới Huế, trời cũng còn sáng. Trời mùa hè! Tịnh cho xe chạy thẳng ra bến xe Nguyễn Hoàng, nói với ông bà già: “Hai bác xuống đây. Không có xe về Quảng Trị đâu, hai bác phải liệu cách.”
Hai ông bà già xuống xe, tôi xuống theo. Tôi nói với Tịnh: “Để chỉ đường cho ông ta đi, họ không biết đường đâu!”

Tôi đứng trước mặt ông già, nghiêm trọng nói:
-“Từ đây, bác có thể ra Mỹ Chánh bằng xe ôm. Không có xe đò gì đâu! Từ Mỹ Chánh ra, bác không thể đi theo Quốc lộ được. Hai bên đang đánh nhau. Vô đó là chết. Đi đường nầy may ra êm hơn: Từ Mỹ Chánh, bác đi dọc theo con đường bên sông Ô Lâu mà về làng Vân Trình. Từ đó, bác ra ngã làng Trung Đơn mà về Ngô Xá. Từ Ngô Xá, băng qua Vân Hòa, Đại Hào, rồi qua sông Thạch Hãn mà qua Trung Kiên. Từ đó mà về Lai Phước thì dễ lắm.”

Ông già cứ ôm cái va-li thiếc vào mình, nói luôn miệng:
-“Cám ơn thiếu úy. Cám ơn ông Đại úy. Cám ơn mấy thầy. Thiệt phúc hậu quá. Vợ chồng tôi gặp may.”

Tôi hơi bực mình, nói:
-“Cám ơn chi nói hoài. Mấy cái làng tui nói tên, bác có nhớ mà đi qua không?”
-“Dạ nhớ! Mấy làng đó tui biết.” Ông già trả lời.

Tịnh hỏi tôi:
-“Sao cậu rành địa thế vậy? Đi chơi khi nào mà biết hết!”
-“Đi chơi đâu!” Tôi nói, “Hồi chạy tản cư, vùng đó tui có chạy qua. Dân Quảng Trị mà!”

Tôi quay qua nói với ông già:
-“Mình người cùng quê giúp nhau. Ông Đại úy nầy, – Tôi chỉ Tịnh – người làng Cổ Thành. Ngoại tui là bên Nhan Biều, gần làng bác đó!”

Ông già vẫn cứ khư khư ôm cái va-li thiếc vào ngực, mặt mếu máo, nói:
-“Thiệt là hai vợ chồng tui gặp may. Ông bà với con tui phù hộ mới gặp được mấy thầy. Cám ơn Trời Phật, Cám ơn Trời Phật.”

Tịnh nói: “Thôi bác vô trong bến xe tìm xe ôm đi đi. Ra tới Mỹ Chánh là trời tối lắm. Lại còn đi theo con đường cậu tôi chỉ, không dễ lắm đâu.”
Ông già nói: “Dạ! Cám ơn Đại úy. Tui biết đường!”

Khi ông già tính quay đi, Tịnh nói theo:
-“Vừa đi vừa hỏi dò đường người ta. Nghe chỗ nào có lính, có súng nổ thì đừng tới. Nghe chưa?”

Ông già lại “dạ, dạ” thêm mấy tiếng nữa, rồi đi nhanh vô bến xe.
Tịnh nói với tôi: “Con sống cũng khổ, con chết cũng khổ. Thiệt làm cha mẹ…”

 hoànglonghải
………………………………..

(1)-Sông Trường Sanh, còn gọi là sông Diên Trường, có “bến đò Diên Trường”, chỗ có câu hò:
Trăm năm “diều” (nhiều) nỗi hẹn hò,
Cây đa bến “cộ” (cũ) con đò khác đưa
Cây đa bến cộ còn “lưa” (còn lại)
Con đò đã “thác” (chết) năm xưa “tê” (kia) rồi.
(2)-Tịnh là em rể Tướng Lãm, có lẽ vì vậy nên anh ta biết tin ấy sớm hơn những người khác.
(3)-Tiểu Đoàn 610 Truyền Tin, đóng ở Đà Nẵng – đơn vị của Tịnh
(4)-Tôi đi dạy 10 năm trước khi nhập ngũ.
(5)-Đèo Hải Vân, xe Quân Đội qua đèo, thường bị bắn sẻ.

Tuesday, August 31, 2021

HẠCH HỎI

 

  •  

HẠCH HỎI

-Chồng: Có tiền lẻ, đưa cho anh..

-Vợ: Mới sáng sớm, mua bán gì vậy ?

-Mua cái quốc tịch Síp

-Síp là cái gì ?

-Bố ai biết. Thấy chúng nó mua, cũng mua. Mình không thua thằng nào…

-Cần bao nhiêu ?

-2 triệu rưỡi dollars

-Tưởng gì. Anh kiếm trong mấy cái bao chất dưới kho, gỉữa đống quần áo cũ. Hay lục dưới gầm giường, trong bếp

-Dollars đâu ra vậy ?

-Bố mẹ cho. Mấy cụ bần cố nông lẩm cẩm, lúc nào cũng lo con thiếu tiền tiêu vặt

-Cho hồi nào vậy ?

-Lại hạch hỏi. Vẫn cái bệnh mở vấn đề đi quá xa (*)

Thế là 2 vợ chồng cãi nhau.

(*) ‘’Mọi người không nên suy diễn từ đâu đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc có 2,5 triệu USD để mua quốc tịch. Chúng ta tôn trọng lời ông ta là do tài sản gia đình. Không nên mở vấn đề đi quá xa’’

Phan Nguyễn Như Khuê ( Trưởng Ban Tuyên Giáo tp HCM)

T.T, Paris tháng 9/2020

(tuthuc-paris-blog.com)




Tuesday, August 24, 2021

TÔI NGHĨ GÌ về TỔNG THỐNG JOE BIDEN …

 



 

TÔI NGHĨ GÌ về TỔNG THỐNG JOE BIDEN …   

Giao Thanh Pham

23/08/2021  08:19   

https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/6571247179555929

 

Có người bạn trẻ inbox hỏi tôi: “Thấy chú liên tục chỉ trích và lên án ông Donald Trump, nhưng chẳng thấy chú nói gì về tổng thống mới, ông Joe Biden, không lẽ ông ấy không làm điều gì sai?”

 

Nhân tiện đây, trước là để trả lời cho chú em, rồi tiện thể tôi nói lên quan điểm của mình về tân tổng thống Joe Biden.

 

Trước hết, từ khi ông Joe Biden chính thức lên nhậm chức tổng thống đến hôm nay, đã vừa đúng 215 ngày, tôi CHƯA HỀ DÙ CHỈ MỘT LẦN VIẾT VỀ ÔNG JOE BIDEN, ca ngợi cũng không có mà trách móc cũng không luôn. Bởi với tôi, cuộc đời chính trị của ông Joe Biden chẳng có gì là nổi bật cả, cũng giống như đời sống của ông ta vậy. Cũng như biết bao chính trị gia khác, cuộc đời chính trị của ông cũng lên thác xuống ghềnh, cũng đi từ thành công này đến thất bại khác. Ngay cả những thất bại do chính ông ta gây ra tưởng đã làm cho ông ta quỵ ngã, bên cạnh những bi kịch xảy ra trong gia đình của ông ta, khó có thể tưởng tượng được là ông ta vẫn tiếp tục lầm lũi bước tới.

 

Tuy nhiên, sau những biến cố thăng trầm của cuộc đời, ông Joe Biden vẫn "sống sót" sau gần 4 thập niên hoạt động ở Thượng viện, sau 8 năm giữ chức vụ phó tổng thống trong chính quyền Barack Obama. Bản tánh của Joe Biden không ồn ào, không sôi nổi và nhất là không có nhiều tai tiếng ngoại trừ việc ông ta thường hay “bóp vai và hôn trên đầu” những cộng tác viên phái nữ, và lẽ đương nhiên, điều đó khiến có người phải khó chịu và cũng là đề tài để phe đối diện tận dụng bêu xấu. Không chỉ có thế, những Người Việt Yêu Trump gọi ông Biden là Bí Đần cũng không sai cho lắm, có lẽ họ đọc được những thứ quảng cáo về sự “đần độn” của ông, vì khi còn học ở các trường Luật, ông thường được điểm “C”, điểm chỉ đủ ở mức vừa đậu. Bên cạnh những thứ “bất tài” kể trên ông Joe Biden còn được biết đến là một người “boring – tẻ nhạt”.

 

Cuộc tranh cử lần thứ ba của ông Joe Biden vào năm 2020 là một bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời chính trị của ông ta, mà ai cũng nghĩ là đã chấm hết sau nhiệm kỳ Phó Tổng Thống lần thứ 2 vào đầu năm 2017 bên cạnh cựu tổng thống Barack Obama.

 

Tóm lại, ông Joe Biden chẳng có gì "đặc biệt" ngoài cái bản chất kiên trì, trung tín và lòng đạo đức. Con người của ông Joe Biden cũng vậy, chẳng có gì nổi trội, cũng chẳng có gì đáng gọi là “đột phá” khiến hơn 81 triệu dân Mỹ bỏ phiếu chọn ông ta trong việc loại trừ Donald Trump ra khỏi chính trường. Thế thì tại sao ông Joe Biden lại chiến thắng khi giao đấu với “thiên tài, người được chọn, người có khả năng ăn nói như chuyên viên bán xe cũ – The Used Car Salesman, còn được gọi là The Snake Oil Salesman” Donald Trump.

 

Đơn giản thôi, người Mỹ chẳng có sự chọn lựa nào khác sau 4 năm sống trong rối loạn, trong bất ổn, tạo ra do sự gian dối, lừa lọc và xảo trá mà Donald Trump mang lại. Ngoài niềm tin và hi vọng rằng Cái Thiện Sẽ Thắng Cái Ác – Chánh Sẽ Thắng Tà thì họ chẳng có trông mong gì nhiều khi họ bỏ phiếu bầu cho ông Joe Biden. Người ta tin vào cái đội ngũ đứng đắn, tài ba mà ông ta chọn ra để giúp ông ta trong việc điều hành đất nước. Người ta tin rằng Joe Biden sẽ KHÔNG Chuyên Quyền, Gây Phe Kết Đảng, Tự Tung Tự Tác, Lạm Dụng Quyền Hành, Ngồi Xổm Lên Luật Pháp và Chối Bỏ Trách Nhiệm như Donald Trump.

 

Donald Trump chính là hình ảnh đại diện cho Sự Xấu Xa và là hiện thân của Cái Ác mà đa số người dân Mỹ muốn hủy diệt. Con người của Donald Trump cũng chính là cái mầm mống đã tháo mở cánh cửa địa ngục, nó khiến tất cả những gì xấu xa nhất của loài người có cơ hội thoát khỏi vòng kềm tỏa, bung ra để tàn phá những giá trị cơ bản của xã hội. Nguyên vẹn cái cuộc đời nhơ nhớp của Donald Trump được phơi ra cho người Mỹ nhìn thấy chỉ trong 4 năm ông ta tự tung tự tác trên chiếc ghế quyền lực nhất ở Mỹ.

 

Đó chính là điều đã khiến 81 triệu người dân Mỹ phải đứng lên xóa sổ để nó không thể được tiếp tục. Cho dù ông Joe Biden không có những bản lãnh mà họ mong ước ở một nhà lãnh đạo. Ông Joe Biden có thể bất tài nhưng là người có đức, khác hẳn Donald Trump, chẳng những đã bất tài mà còn thất đức nữa kìa. Và chính vì lẽ đó mà họ chọn bỏ phiếu cho ông Joe Biden, đúng như cái phương châm ông ta đưa ra khi tranh cử: “We are in the battle for the soul of this nation - Chúng ta đang trong cuộc chiến để tìm lại linh hồn của đất nước này.”

 

Đơn giản hơn nữa, thì ông Joe Biden là người có trong tay cái mồi lửa trong bóng đêm mà Donald Trump đã bao trùm lên tất cả, cho dù cái ngọn lửa đó chỉ lờ mờ như một cây đèn dầu nhưng 81 triệu dân Mỹ hi vọng, từ mồi lửa đó, sẽ là mồi châm cho nhiều ngọn đèn sáng khác, sẽ thắp sáng lên xóa đi màn đêm tăm tối.

 

Donald Trump là hình ảnh của sự dối trá. Joe Biden đại diện cho sự thật thà.

 

Donald Trump là hình ảnh của sự bất tín và lừa lọc. Joe Biden đại diện cho lòng trung thành và sự tín nhiệm.

 

Nếu Donald Trump là hình ảnh của sự đểu cáng, lừa bịp và gian xảo thì Joe Biden chính là khuôn mẫu đại diện cho sự chân thành, cho lòng ngay thẳng và sự hướng thiện.

 

Đối với tôi, ông Joe Biden chẳng có tài cán gì nổi trội. Trong con mắt của tôi, thì ông Joe Biden chỉ “tầm thường” có thế. Tôi đã bỏ phiếu bầu cho ông vì tôi cũng hi vọng và tin tưởng có thế.

 

Nếu ai đó tin rằng, ông Joe Biden là một lão già lẩm cẩm, là một người đần độn, thì Donald Trump phải là một đối thủ vô cùng gian ác và hết sức bỉ ổi. Bởi nếu không vô cùng gian ác và hết sức bỉ ổi thì tại sao lại bị hất bỏ, bị thua nặng, thua xa trong kỳ bầu cử vừa qua?

 

Nếu tin rằng, một người vừa lẩm cẩm vừa đần độn như Joe Biden mà có khả năng gian lận phiếu bầu ngay trước mắt những nhà lãnh đạo thuộc đảng Cộng Hòa ở những tiểu bang Cộng Hòa, tài tình đến độ mà cả một đội ngũ gồm hàng chục luật sư, hàng trăm điều tra viên, với hàng ngàn cặp mắt thao láo lên để tìm tòi, để bươi móc, với hàng triệu đô la chi phí và sau gần 300 (ba trăm) ngày tính từ khi rớt đài, mà vẫn không tìm ra được dù chỉ một phiếu gian lận, thì có lẽ, ông Joe Biden không đần độn, không chậm chạp như thiên hạ tưởng ...

 

Cây ngay không sợ chết đứng. Sự thật muôn đời vẫn là sự thật. Không có gian lận thì moi đâu ra?

 

Hơn 81 triệu người dân tin tưởng, đặt trọn niềm tin và hi vọng bầu cho một người “đần độn” như Joe Biden lên làm tổng thống, ngay giữa tâm điểm của cái tình huống bi quan nhất của đất nước này vào cuối năm 2020, với nạn thất nghiệp tràn lan, kinh tế tuột dốc, tuyệt vọng trong việc chống dịch, bế tắc trong nạn kỳ thị và nhất là sự chia rẽ trầm trọng giữa đảng phái, giữa màu da và bất đồng chính kiến mà Donald Trump và đồng đảng đã tạo ra, chưa hề có trong lịch sử đảng phái ở Mỹ, chỉ trong 4 năm, chính là câu trả lời rõ ràng nhất về Nền Dân Chủ Quá Lung Lay Ở Đất Nước Này.

 

Câu nói “Chính Nghĩa sẽ thắng Gian Tà” chưa bao giờ thích hợp và đúng cho bằng lúc này ở trên đất Mỹ.

 

Đúng vậy, CUỐI CÙNG THÌ CHÍNH NGHĨA ĐÃ THẮNG GIAN TÀ.

 

Sự “LẨM CẨM và ĐẦN ĐỘN” của ông JOE BIDEN ĐÃ THẮNG SỰ XẢO TRÁ và GIAN MANH của DONALD TRUMP - qua 81,283,098 lá phiếu, trong đó có lá phiếu của tôi và của các bạn.

 

*** Ở đời, không có bất kỳ ai "không bao giờ làm sai" nhưng sự khác biệt quan trọng cần phải có là "cúi đầu, chấp nhận mình đã sai" và Donald Trump là người CHƯA TỪNG BAO GIỜ NHẬN MÌNH SAI - DÙ CHỈ 1 LẦN.

.